Các bước cần làm khi ký kết hợp đồng mua hàng với người bán

Các bước cần làm khi ký kết hợp đồng mua hàng với người bán

850

Mua hàng là một trong những hoạt động cơ bản không thể thiếu đối với mọi loại hình doanh nghiệp, bởi đây là hoạt động giúp doanh nghiệp có được các yếu tố đầu vào cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Và để hoạt động mua hàng được diễn ra thì trước hết là doanh nghiệp phải hoàn thành việc ký kết hợp đồng mua hàng với người bán. Cùng bài viết đi tìm hiểu rõ hơn về các bước cần làm khi ký kết hợp đồng mua hàng.

  1. Hợp đồng mua hàng là gì?

Hợp đồng bán hàng là văn bản pháp lý làm cơ sở cho hoạt động trao đổi và mua bán hàng hóa, dịch vụ được diễn ra một cách thuận lợi. Đồng thời, hợp đồng mua hàng cũng là căn cứ pháp lý để có phương án xử lý phù đúng đắn trong trường hợp hoạt động mua bán hàng có phát sinh sự cố hoặc tranh chấp giữa các bên.

  1. Các bước cần làm khi ký kết hợp đồng mua hàng với người bán:

Hợp đồng mua hàng không chỉ là cơ sở để hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ được diễn ra mà còn là căn cứ pháp lý cho việc thực hiện các trách nhiệm và nghĩa vụ của cả người mua và người bán. Vì vậy mà để chính thức ký kết hợp đồng mua hàng với người bán thì doanh nghiệp cần phải thực hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết, nhằm đảm bảo hợp đồng mua hàng có đầy đủ các nội dung cần thiết, đảm bảo được quyền lợi cũng như các nhu cầu của mình. Cụ thể các bước cần làm khi ký kết hợp đồng mua hàng với người bán là:

Đầu tiên là bộ phận mua hàng sẽ căn cứ vào nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp để tìm đến các nhà cung cấp về mặt hàng hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cần. Sau đó, từ các thông tin thu thập được thì tiến hành xem xét và đánh giá để lựa chọn ra những nhà cung cấp mà có khả năng đáp ứng được nhu cầu mua hàng của doanh nghiệp.

Xem thêm: Mô tả công việc về kế toán mua hàng trong doanh nghiệp.

Bước tiếp theo là bộ phận mua hàng của doanh nghiệp cần tiến hành làm việc trực tiếp với người bán để trao đổi cụ thể hơn về các vấn đề liên quan đến hoạt động mua bán. Hơn nữa, bước công việc này được thực hiện cũng nhằm mục đích để doanh nghiệp đưa ra các yêu cầu cụ thể về nội dung của hàng hóa, dịch vụ. Đồng thời, cũng để thỏa thuận với người bán cụ thể các nội dung khác, trong đó quan trọng nhất là về giá cả và phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên.

Sau khi quá trình thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người bán đi đến thống nhất thì doanh nghiệp sẽ tiến hành đề nghị giao kết hợp đồng và người bán sẽ chấp nhận đề nghị giao kết đó.

Và khi thực tế đi vào bước giao kết hợp đồng mua hàng thì bên bán sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo hợp đồng và bên mua chỉ cần xét duyệt và ký nhận nếu đồng ý với các nội dung của hợp đồng mua hàng. Hợp đồng mua hàng sau khi được giao kết, có xác nhận của cả doanh nghiệp và người bán thì chính thức có hiệu lực. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc là doanh nghiệp đã hoàn tất việc giao kết hợp đồng mua hàng với người bán.

Xem thêm: Phần mềm quản lý mua hàng của BRAVO