Các loại báo cáo nội bộ

Các loại báo cáo nội bộ

3679

Mục tiêu cuối cùng của công tác kế toán là phải cho ra được các báo cáo, không chỉ là các báo cáo để nộp cơ quan thuế mà còn phải phục vụ được cho nội bộ doanh nghiệp. Cùng bài viết đi tìm hiểu rõ hơn về các loại báo cáo nội bộ trong doanh nghiệp.

    1. Báo cáo kế toán là gì?

Báo cáo kế toán là phương tiện chủ yếu được sử dụng để truyền tải, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính kế toán của doanh nghiệp đến các đối tượng có nhu cầu sử dụng các thông tin đó. Báo cáo kế toán được lập trên cơ sở thu thập, phân tích và tổng hợp các số liệu thông tin liên quan đến tài chính kế toán trong doanh nghiệp.

    1. Các loại báo cáo nội bộ:

Kế toán trong doanh nghiệp thì thực hiện công việc ghi nhận và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích tập hợp các phát sinh đó để lấy căn cứ xác định lãi lỗ thực tế của công ty.

Để đảm bảo việc xác định lãi lỗ của doanh nghiệp là chính xác thì kế toán sẽ phải kiểm tra và đánh giá tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ kế toán và luân chuyển chúng theo đúng trình tự.

Ngoài ra, để các bên liên quan như thuế hay thống kê nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty thì định kỳ kế toán phải cho ra được các báo cáo. Và trong đó quan trọng nhất là các báo cáo nội bộ, để đảm bảo ban lãnh đạo công ty, những người trực tiếp điều hành biết được tình hình thực tế của công ty để đề ra được phương hướng hoạt động chính xác.

Xem thêm: Những kiến thức về sổ kế toán tổng hợp

Một số báo cáo nội bộ thường được sử dụng trong doanh nghiệp như:

  • Báo cáo hàng tồn kho

Đây là báo cáo được lập ra nhằm mục đích cung cấp thông tin về tình hình hàng tồn kho của doanh nghiệp, là cơ sở, phương tiện giúp cho công tác hàng tồn kho được diễn ra một cách chính xác. Ban quản lý doanh nghiệp căn cứ vào số liệu trên báo cáo hàng tồn kho để có kế hoạch thu mua tài sản, vật tư cũng như mua bán hàng hóa hợp lý.

  • Báo cáo tăng giảm tài sản cố định

Tài sản cố định trong doanh nghiệp thì có giá trị lớn và chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của doanh nghiệp, vì vậy mọi biến động liên quan đến tài sản cố định cần được kiểm soát một cách chặt chẽ, nhằm hạn chế tối đa tình trạng mất mát tài sản.

Báo cáo tăng, giảm tài sản cố định được lập ra nhằm mục đích giúp doanh nghiệp nắm bắt được kịp thời tình hình tăng giảm của tài sản cố định để chủ động có phương án mua sắm hoặc thanh lý tài sản cố định.

Xem thêm: Các bước xây dựng chân dung khách hàng B2B chính xác

  • Báo cáo chi phí, giá thành từng loại sản phẩm

Các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thì báo cáo về chi phí, giá thành là không thể thiếu. Bởi đó là cơ sở giúp doanh nghiệp đánh giá và kiểm tra xem công tác chi phí, giá thành có được thực hiện chính xác hay không, và còn bởi giá thành là cơ sở để doanh nghiệp xác định ra mức giá bán hợp lý.

  • Báo cáo doanh thu, lãi, lỗ

Đây là báo cáo giúp chủ doanh nghiệp xác định một cách nhanh nhất hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

  • Báo cáo các khoản công nợ

Chủ doanh nghiệp sẽ căn cứ vào báo cáo này để đánh giá tình hình thu hồi và thanh toán công nợ của doanh nghiệp, xác định xem doanh nghiệp có thu hồi nợ hiệu quả hay không, nguồn vốn của doanh nghiệp có đang bị chiếm dụng hay không,… Báo cáo này là cơ sở để doanh nghiệp xem xét lại hiệu quả sử dụng nguồn tiền của mình, từ đó có kế hoạch tài chính hợp lý nhất.

Như vậy bài viết đã đi giới thiệu về một số loại báo cáo nội bộ thường được sử dụng trong doanh nghiệp. Hi vọng đã cung cấp những kiến thức tham khảo hữu ích cho các bạn đọc.

Xem thêm: Phần mềm ERP tốt nhất thị trường hiện nay.