Cung cấp kiến thức về kế toán mua hàng hóa trong nước và kế toán hàng nhập khẩu

Cung cấp kiến thức về kế toán mua hàng hóa trong nước và kế toán hàng nhập khẩu

2598

Mua hàng bao gồm mua hàng trong nước và mua hàng nhập khẩu. 2 quá trình này có những điểm giống nhau cơ bản của việc mua hàng. Tuy nhiên do tính chất trong nước và nước ngoài nên kế toán mua hàng hóa trong nước và kế toán mua hàng nhập khẩu cũng có những điểm khác biệt nhất định. Nhìn chung để làm tốt công việc mua hàng hiện nay các doanh nghiệp thường nhờ đến sự trợ giúp của các phần mềm quản lý mua hàng. Nhưng để sử dụng phần mềm tốt cần có những kiến thức cơ bản. Cùng nhau tìm hiểu các vấn đề này qua bài viết sau: 

1.    Những điểm cần lưu ý của Kế toán mua bán hàng hóa trong nước

Chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán mua hàng hóa trong nước 
Việc mua hàng cần tuân thủ theo đúng quy định và yêu cầu của 2 bên, những chứng từ cần phải có đó là: 
- Hoá đơn giá trị gia tăng là chứng từ bắt buộc có và do bên bán lập. Lưu ý trên hoá đơn giá trị gia tăng phải ghi rõ các thông tin sau: 
+ Giá hàng hoá, dịch vụ (chưa thuế) 
+ Các khoản phụ thu và phí tính thêm ngoài giá hàng hóa, dịch vụ (trường hợp có)
+ Thuế suất giá trị gia tăng 
+ Tổng giá thanh toán (sau khi đã cộng tất cả và thuế) 
- Hoá đơn bán hàng hoặc hoá đơn kiêm phiếu xuất kho, đây cũng là chứng từ bên bán có trách nhiệm lập. 
- Hoá đơn đặc thù, một số loại hàng hóa có các hóa đơn đặc thù, Ví dụ như: Hoá đơn tiền điện, Hoá đơn tiền nước, tem bưu điện, vé cước vận tải…
- Phiếu nhập kho: Chứng từ này nhằm phản ánh số lượng và trị giá hàng hoá thực tế được nhập kho phục vụ cho công tác quản lý về sau. 
- Biên bản kiểm nhận hàng hoá: Một số trường hợp hàng hóa có thay đổi về số lượng thì cần có biên bản này để đối chiếu số liệu khi cần. 
- Phiếu chi, Giấy báo nợ, Phiếu thanh toán tạm ứng... Chứng từ này nhằm phản ánh việc thanh toán tiền mua hàng.
Lưu ý: Các chứng từ này cần được lập đúng mẫu quy định, đầy đủ và đúng thời gian, đúng người có thẩm quyền. 

2.    Những lưu ý đối với kế toán mua hàng nhập khẩu

Kế toán mua hàng nhập khẩu cũng cần tới những chứng từ như đã nêu ở phần mua hàng trong nước. Ngoài ra, do có yếu tố nước ngoài nên cần thêm 1 số chứng từ khác như: 
-    Tờ khai hải quan kèm theo các phụ lục.
-    Hợp đồng ngoại (với các đối tác nước ngoài), rất cần thiết để làm căn cứ pháp lý sau này trong trường hợp có tranh chấp xảy ra. 
-    Các chứng từ khác của lô hàng về kiếm định chất lượng như: Chứng nhận xuất xứ... 
-    Các chứng từ liên quan đến các hoạt động nhập khẩu như: Bảo hiểm, vận tải quốc tế, vận tải nội địa, kiểm hàng, nâng hạ, ....
-    Thông báo nộp thuế
-    Lệnh chi/ Ủy nhiệm chi thanh toán công nợ ngoại tệ từ phía người bán.
-    ...
Với mua hàng hóa nhập nhẩu, kế toán cần đặc biệt lưu ý ngoài những loại thuế thông thường có 2 loại thuế nữa đó là: 
- Thuế Nhập khẩu: Được hiểu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu. Khi hàng hóa về tới của khẩu thì cơ quan chức năng hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hàng hóa so với khai báo trong tờ khai hải quan. Thêm vào đó, tính số thuế nhập khẩu phải thu theo các công thức tính thuế nhập khẩu đã quy định trước. Với hàng nhập nhẩu, đây là loại thuế đặc biệt lưu ý. Thêm nữa, để hàng hóa được thông quan, lưu hành trong nội địa thì doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa phải nộp thuế nhập khẩu xong. Tài khoản được sử dụng là: 3333.
- Thuế Tiêu thụ đặc biệt: Được hiểu là một loại thuế gián thu tính trên giá bán đánh vào những hàng hóa, dịch vụ cao cấp, xa xỉ hoặc có hại cho con người, cho xã hội. Đây là các loại hàng hóa mà nhà nước cần hạn chế sản xuất và định hướng tiêu dùng thông qua việc tác động lên thuế để tăng giá cả. Ví dụ một số hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là: Thuốc lá điếu, xì gà, Rượu, bia, Kinh doanh vũ trường, mat-xa, karaoke, gôn, kinh doanh xổ số... Tài khoản được sử dụng là: 3332.
Về việc hạch toán kế toán mua hàng hóa trong nước và mua hàng hóa nhập khẩu còn rất nhiều điều chúng ta cần nắm vững ngoài những kiến thức trên. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật những kiến thức hữu ích đó tới bạn đọc. 

bên cạnh những kiến thức trên, việc hạch toán kế toán khi mua hàng trả góp cũng là một trong những vấn đề được nhiều bạn đọc qua tâm hiện nay.