Công thức tính giá vốn hàng bán phổ biến trong doanh nghiệp

Công thức tính giá vốn hàng bán phổ biến trong doanh nghiệp

511

Việc tính giá vốn hàng bán chính xác sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt mọi vấn đề liên quan về giá bán, thị trường, doanh thu và lợi nhuận. Bởi vậy đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây chia sẻ tới bạn đọc các công thức tính giá vốn hàng bán phổ biến thường dùng để kế toán viên có được sự tính toán chính xác nhất.

1. Bản chất của giá vốn hàng bán

Để có thể tính giá vốn hàng bán một cách chính xác thì bạn đọc phải hiểu đúng về bản chất của giá vốn hàng bán sẽ bao gồm những gì?

Các chi phí bao gồm: Chi phi mua bán, sửa chữa máy móc, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu; Chi phí sản xuất hàng hóa như nhân công, vận chuyển; Chi phí liên quan đến hoạt động quản lý doanh nghiệp; … đều được cộng dồn và tính vào giá vốn hàng bán.

- Đối với công ty thương mại: giá vốn hàng bán bao gồm tất cả các chi phí phát sinh trong quá trình từ lúc mua hàng đến lúc nhập kho. 

- Đối với công ty sản xuất: giá vốn hàng hóa được xác định phức tạp hơn. Chi phí cấu thành nên giá vốn hàng bán sẽ tương tự chi phí ở công ty thương mại và có thêm chi phí nguyên vật liệu đầu vào.

2. Các công thức tính giá vốn hàng bán phổ biến

2.1. Công thức FIFO

Tính giá vốn hàng bán theo công thức FIFO được xác định như sau: mặt hàng nhập trước sẽ được xuất trước.

Với công thức này có thể tính ngay được giá vốn của hàng xuất kho sau mỗi đợt xuất hàng. Tổng giá vốn hàng tồn trong so có giá trị tương đối sát với giá thị trường của mặt hàng đó. Công thức tính này thường được áp dụng trong doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng có thời hạn sử dụng nhất định không thể lưu kho trong thời gian dài.

2.2. Công thức LIFO

Trái ngược với FIFO, đó chính là công thức LIFO. Công thức tính này dựa theo nguyên lý nhập sau xuất trước, có nghĩ là những mặt hàng nào mới nhập về sẽ là thứ đầu tiên được xuất đi.

Công thức này có bất cập vô cùng lớn, định giá hàng tồn kho không sát với thực tế thị trường. Những mặt hàng cũ, lỗi thời sẽ không đạt được mức giá vốn ban đầu. Theo nội dung quy định tại thông tư 20/2014/TT-BTC thì phương pháp này đã bị cắt bỏ bởi tính không hợp lý của nó.

2.3. Công thức Bình quân gia quyền

Đây là công thức tính phổ biến nhất mà hầu hết các doanh nghiệp hiện tại đang áp dụng. Giá vốn sản phẩm được tính theo công thức sau: MAC = (A + B)/C

Trong đó:

  • MAC: Giá vốn của sản phẩm tính theo bình quân tức thời
  • A: Giá trị kho hiện tại trước nhập = Tồn kho trước nhập * giá MAC trước nhập
  • B: Giá trị kho nhập mới = Tồn nhập mới * giá nhập kho đã phân bổ chi phí
  • C: Tổng tồn = Tồn trước nhập + tồn sau nhập.

2.4. Phương pháp hạch toán

Phương pháp hạch toán cũng được nhiều doanh nghiệp sử dụng để tính giá vốn hàng bán. Phương pháp này phù hợp với những doanh nghiệp sử dụng hàng hóa vật tư, nguyên vật liệu có sự biến động nhiều về giá cả.

​​​​​​​​​​​​​​2.5. Phương pháp cân đối

Giá trị thực tế của hàng còn lại cuối kỳ = số lượng còn lại cuối kỳ * đơn giá mua lần cuối cùng trong tháng.

Sau khi tính giá trị thực tế của hàng còn lại cuối kỳ, kế toán sẽ dùng công thức cân đối để tính trị giá mua thực tế của hàng xuất kho.

Biết được cách tính, cũng như kiểm tra sẽ giúp bạn khắc phục những sai lệch trong việc tính giá vốn hàng bán một cách nhanh chóng, chính xác.

Xem thêm:

>>> Quy trình hạch toán giảm giá hàng bán theo TT 200 và TT133

>>> Phần mềm kế toán quản trị BRAVO

​​​​​​​