Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất

Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất

548

Ngoài chi trả tiền lương, tiền công theo sự cống hiến sức lao động thì người sử dụng lao động còn trả thêm các khoản phụ cấp đi kèm, nhằm mục đích khuyến khích và hỗ trợ người lao động thực hiện tốt công việc của mình. Và trong các khoản phụ cấp mà người sử dụng lao động chi trả thì không phải khoản nào cũng tính đóng bảo hiểm xã hội. Cùng bài viết đi tìm hiểu cụ thể về những khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất.

  1. Các khoản phụ cấp là gì?

Các khoản phụ cấp ở đây chính là các khoản phụ cấp theo lương, cụ thể đó là các khoản tiền mà người sử dụng lao động chi trả thêm ngoài mức lương cơ bản, nhằm mục đích bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, điều kiện sinh hoạt cũng như để gia tăng mức độ thu hút lao động. Cụ thể, các khoản phụ cấp theo lương gồm:

- Phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: là khoản phụ cấp nhằm bù đắp yếu tố về điều kiện lao

động, như công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại,

nguy hiểm.

- Phụ cấp chức vụ, chức danh, trách nhiệm là những khoản phụ cấp liên quan đến việc bù đắp

về tính chất phức tạp của công việc, yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trách nhiệm

cao.

- Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp cho những công việc yêu cầu về thâm niên và kinh

nghiệm công tác, kỹ năng làm việc.

- Phụ cấp khu vực, phụ cấp lưu động là những khoản phụ cấp để bù đắp các yếu tố về điều kiện

sinh hoạt với những công việc thực hiện ở vùng xa xôi, hẻo lánh, có nhiều khó khăn và khí hậu

khắc nghiệt, … hay là đối với những công việc mà đòi hỏi người lao động phải thường xuyên

thay đổi địa điểm làm việc, nơi ở và các yếu tố khác ...

- Phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự là khoản phụ cấp được đưa ra nhằm thu

hút lao động, như khuyến khích người lao động đến làm việc ở vùng kinh tế mới, thị trường mới

mở hay đối với những công việc kém hấp dẫn, ...

Ngoài các khoản phụ cấp trên thì còn có thêm các khoản phụ cấp khác như: phụ cấp về xăng xe,

điện thoại, nhà ở, tiền thưởng, …

Xem thêm: Các loại kế toán trong doanh nghiệp

  1. Các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định mới nhất:

Bảo hiểm xã hội giúp bù đắp và hỗ trợ cho người lao động và gia đình người lao động khi họ gặp phải những rủi ro trong cuộc sống như tai nạn, ốm đau, … Chính vì vậy mà chỉ những khoản thu nhập hay phụ cấp mà chưa có ý nghĩa giúp hỗ trợ và đem lại các phúc lợi như bảo hiểm xã hội cho người lao động thì mới phải tính đóng và trích lập vào quỹ bảo hiểm xã hội. Hay nói cách khác, những khoản phụ cấp mà đã có ý nghĩa phúc lợi tương tự như bảo hiểm xã hội thì sẽ không phải đóng bảo hiểm xã hội nữa theo thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH. Cụ thể, các khoản phụ cấp không phải đóng bảo hiểm xã hội bao gồm:

    • Phụ cấp hỗ trợ cho cuộc sống sinh hoạt của người lao động như: hỗ trợ tiền nhà ở, hỗ trợ tiền giữ trẻ, hỗ trợ nuôi con nhỏ, tiền mừng sinh nhật người lao động.
    • Phụ cấp hỗ trợ khi người lao động hoặc gia đình người lao động gặp các rủi ro như: người lao động có thân nhân bị chết, người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động.
    • Phụ cấp liên quan đến công việc như: tiền ăn giữa ca, hỗ trợ xăng xe, hỗ trợ điện thoại, hỗ trợ đi lại, phụ cấp chuyên cần, trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp.

Ngoài ra, các khoản phụ cấp khác mà được ghi thành một mục riêng biệt trong hợp đồng lao động cũng không bị tính đóng bảo hiểm xã hội theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất hiện nay.