Các nội dung về kế toán liên quan đến Hàng khuyến mãi

Các nội dung về kế toán liên quan đến Hàng khuyến mãi

153

Hàng khuyến mãi là một loại hàng hóa thường xuyên xuất hiện trong nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên với những đặc thù riêng trong quá trình phân phối nên kế toán viên thường tỏ ra lúng túng cho việc xử lý ghi sổ và hạch toán. Bài viết giúp đây sẽ giúp các bạn cập nhật thêm những thông tin bổ ích nhất liên quan đến vấn đề này.

Hàng khuyến mãi theo đúng quy định là những hàng hóa phải được đăng ký với Sở công thương và được cơ quan có thẩm quyền về thương mại chấp thuận.

1. Hàng khuyến mãi có phải lập hóa đơn không?

Điểm a, Khoản 3, Điều 5 của Thông tư 119/2014/TT-BTC nêu rõ:

Trong tất cả các trường hợp hàng hóa dùng cho mục đích khuyến mãi, quảng cáo người bán hàng đều phải lập hóa đơn bán hàng khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Ngoại trừ trường hợp hàng hóa luân chuyển nội bộ để phục vụ quá trình sản xuất, kinh doanh.

>>> Tìm hiểu về: Cách viết hóa đơn hàng khuyến mãi

2. Thuế GTGT liên quan đến hàng khuyến mãi

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5, Điều 7, Thông tư 219/TT-BTC nêu rõ: Hàng hóa khuyến mãi không thu tiền nhưng doanh nghiệp vẫn cần phải xuất hóa đơn cho hàng khuyến mại và nội dung về số tiền trên hóa đơn được ghi như sau:

  • Thuế GTGT được xác định bằng 0 trong trường hợp hàng hóa khuyến mãi thực hiện theo quy định của pháp luật.
  • Hàng hóa khuyến mại không được đăng ký với sở công thương theo quy định thì sẽ được kê khai như trường hợp hàng hóa, sản phẩm phục vụ biếu tặng.

3. Hàng khuyến mãi được hạch toán như thế nào?

a. Hạch toán dành cho đối tượng là bên bán

Bên bán các hàng khuyến mãi là hàng hóa, dịch vụ do mình tự sản xuất và cung cấp thì các bút toán hạch toán bao gồm:  

Trường hợp bên bán xuất sản phẩm để khuyến mại không thu tiền, không kèm theo điều kiện khi mua. Bút toán ghi:

  • Nợ TK 64: Chi phí bán hàng (hạch toán theo Thông tư 200)
  • Nợ TK 6421: Chi phí bán hàng (hạch toán theo Thông tư 133)
  • Có TK 155, 156.

Trường hợp xuất hàng hóa, sản phẩm không thu tiền và kèm theo điều kiện khi nhận hàng khuyến mại thì hạch toán theo quy tắc phân bổ số tiền để được tính doanh thu cho cả hàng hóa, sản phẩm khuyến mại, giá trị hàng khuyến mại được tính vào giá vốn hàng bán.

Trường hợp xuất bán hàng hóa, sản phẩm khuyến mại, kế toán ghi nhận giá trị hàng hóa khuyến mại:

  • Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
  • Có TK 155, 156 – Giá thành sản xuất, giá vốn hàng hóa

Bút toán ghi nhận doanh thu của hàng khuyến mại trên cơ sở phân bổ số tiền thu được cho các sản phẩm, hàng hóa được bán và hàng khuyến mại, kế toán ghi:

  • Nợ TK 111, 112, 131,…
  • Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
  • Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (nếu có).

b. Hạch toán dành cho đối tượng là bên mua

Thời điểm Bên mua, khi nhận được hàng khuyến mại, bút toán ghi:

  • Nợ TK 156 – Hàng hóa
  • Có TK 711 – Giá trị hàng khuyến mãi

Bút toán phản ánh giá vốn hàng hóa, kế toán hạch toán ghi:

  • Nợ TK 632
  • Có TK 156

c. Hạch toán dành cho đối tượng là bên đại lý, nhà phân phối

Trường hợp doanh nghiệp vận hành phân phối hàng hóa thông qua kênh đại lý, nhà phân phối thì khi nhận và phân phối hàng khuyến mãi từ công ty tổng các đại lý, nhà phân phối cần phải thực hiện các bút toán sau:

  • Thời điểm nhận hàng từ nhà sản xuất: Kế toán chỉ cần theo dõi chi tiết số lượng hàng trong hệ thống quản lý nội bộ.
  • Thời điểm kết thúc chương trình khuyến mại, nếu không phải hoàn trả hàng khuyến mại chưa sử dụng thì kế toán ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa

Có TK 711 – Thu nhập khác.

>>> Tham khảo: Phần mềm kế toán quản trị BRAVO