Kế toán bán hàng cần nắm được các tài khoản liên quan này để thực hiện và kiểm soát tốt hoạt động bán hàng cho doanh nghiệp.
-
Những kiến thức cơ bản cần nắm vững
Kế toán bán hàng được chia làm 4 nhóm nghiệp vụ cơ bản sau đây:
- Kế toán doanh thu bán hàng
- Kế toán doanh thu từ hoạt động tài chính
- Kế toán thu nhập khác
- Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong đó, trọng tâm nhất là kế toán doanh thu bán hàng.
Doanh thu và chi phí liên quan đến cùng một giao dịch phải được ghi nhận đồng thời theo nguyên tắc phù hợp và phải theo năm tài chính chính là nguyên tắc đầu tiên và cơ bản nhất người làm cần ghi nhớ trong trong kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
Với kế toán bán hàng, cần có đầy đủ các chứng từ sau để ghi nhận các nghiệp vụ phát sinh:
- Hoá đơn GTGT nếu doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Hoặc hóa đơn bán hàng nếu doanh nghiệp hạch toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
- Phiếu xuất kho hay phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
- Thẻ quầy hàng, giấy nộp tiền, phiếu thu, giấy báo Có…
Những nhóm tài khoản cơ bản mà kế toán bán hàng cần lưu ý để hạch toán tốt đó là:
- TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
- TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp
- TK 3387 - Doanh thu chưa thực hiện
- TK 131 - Phải thu của khách hàng
- TK 111 - Tiền mặt
- TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
- TK 632 - Giá vốn hàng bán,…
Xem thêm: Những kiến thức cơ bản về kế toán bán hàng
-
Cách hạch toán các nghiệp vụ kế toán bán hàng cơ bản
Dưới đây là trình tự kế toán bán hàng và cung cấp dịch vụ được sơ đồ hóa (sơ đồ chữ T) theo hai trường hợp: doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Xem thêm: Phần mềm quản lý bán hàng của BRAVO