Các tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp

Các tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp

3397

Tiền lương phải trả người lao động là một trong những yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Vì vậy cần phải hạch toán đúng đắn để phản ánh  chính xác chi phí phát sinh trong doanh nghiệp. Cùng bài viết đi tìm hiểu về các tài khoản được sử dụng để hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

  1. Khái niệm về tiền lương và các khoản trích theo lương:

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động đã thỏa thuận sẽ trả cho người lao động theo các hợp đồng lao động, khi họ sử dụng sức lao động của người lao động để tạo ra của cải, vật chất.

Các khoản trích theo lương gồm có: Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Kinh phí công đoàn, Bảo hiểm thất nghiệp. Các khoản trích theo lương mặc dù có trích 1 phần từ tiền lương của người lao động để trả nhưng doanh nghiệp vẫn chịu phần nhiều, và nhằm mục đích hỗ trợ cho người lao động được hưởng các chế độ về bảo hiểm.

Có thể bạn quan tâm: Các loại kế toán trong doanh nghiệp

  1. Một số tài khoản được sử dụng để hạch toán lương và các khoản trích theo lương:

Để phản ánh lương phải trả cho người lao động thì kế toán sử dụng TK 334 – Phải trả người lao động. Khi đi tính toán tiền lương phải trả cho người lao động thì kế toán sẽ hạch toán khoản này vào bên Có của TK 334. Còn khi thực hiện chi trả tiền lương thì kế toán sẽ ghi Nợ TK 334.

Khi đi hạch toán chi trả lương cho người lao động thì đồng thời kế toán cũng phải hạch toán các khoản trích theo lương. Cụ thể, kế toán sẽ sử dụng TK 3383 để hạch toán tiền BHXH, TK 3384 – BHYT, TK 3386 – BHTN và TK 3382 – KPCĐ.

Khi hạch toán các khoản trích theo lương phần tỷ lệ mà người lao động chịu thì sẽ ghi giảm lương phải trả người lao động và tăng các khoản phải nộp bằng cách hạch toán như sau:

Nợ TK 334

Có TK 3383, 3384, 3386, 3382

Còn phần mà doanh nghiệp chịu sẽ được ghi nhận vào chi phí sản xuất trong kỳ bằng cách phản ánh thông qua các TK gồm: TK 154, TK 622, TK 623, TK 627, 641, 642.

Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, tài khoản này phản ánh một cách tổng hợp các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp.

Tài  khoản 622 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, khi phản ánh phần trích theo lương mà doanh nghiệp chịu vào tài khoản này nghĩa là khoản trích này là được tính cho các nhân công  tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất.

Tài khoản 623 - Chi phí sử dụng máy thi công, khi phản ánh phần trích theo lương mà doanh nghiệp chịu vào tài khoản này nghĩa là khoản trích này là được tính cho các nhân công liên quan đến việc sử dụng xe, máy thi công phục vụ trực tiếp cho hoạt động xây, lắp công trình trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.

Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung, khi phản ánh phần trích theo lương mà doanh nghiệp chịu vào tài khoản này nghĩa là khoản trích này là được tính cho các nhân viên quản lý phân xưởng, bộ phận, tổ đội,...

Tài khoản 641 - Chi phí bán hàng, khi phản ánh phần trích theo lương mà doanh nghiệp chịu vào tài khoản này nghĩa là khoản trích này là được tính cho các nhân viên phụ trách bán hàng.

Tài khoản 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp, khi phản ánh phần trích theo lương mà doanh nghiệp chịu vào tài khoản này nghĩa là khoản trích này là được tính cho các nhân viên quản lý của doanh nghiệp.

Cụ thể hạch toán như sau:

- Khi tính vào chi phí của doanh nghiệp:

Nợ TK 154, 622, 623, 627, 641, 642 ... (chi tiết cho từng bộ phận)

Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội

Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế

Có TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp

Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn

- Khi tính trừ vào lương của người lao động:

Nợ TK 334

Có TK 3383 – Bảo hiểm xã hội

Có TK 3384 – Bảo hiểm y tế

Có TK 3386 – Bảo hiểm thất nghiệp

Có TK 3382 – Kinh phí công đoàn

Như vậy bài viết đã đi giới thiệu về cách hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương. Hi vọng đã cung cấp những kiến thức tham khảo hữu ích cho các bạn đọc.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO