Tài sản và đăc biệt là tài sản cố định có vai trò vô cùng quan trọng trong doanh nghiệp. Việc quản lý nó cũng khá phức tạp vì các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến tài sản nhiều. Vậy, kế toán tài sản cố định cần lưu ý những vấn đề gì?
1. Kế toán tài sản cố định là gì?
Kế toán tài sản cố định được hiểu là toàn bộ nghiệp vụ liên quan đến việc hạch toán tài sản cố định. Trong đó, Tài sản cố định trong doanh nghiệp thường được chia làm 3 loại sau:
• Tài sản cố định: Được hiểu là những tư liệu lao động chủ yếu và những tài sản khác có giá trị lớn và thời gian sử dụng dài.
• Tài sản cố định hữu hình: Được hiểu là những tư liệu lao động chủ yếu có hình thái vật chất mà thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định hữu hình, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh nhưng vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu ví dụ như: nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc, thiết bị...
• Tài sản cố định vô hình: Được hiểu là những tài sản mà không có hình thái vật chất, thể hiện một lượng giá trị đã được đầu tư thoả mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình. Nó tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, ví dụ: như một số chi phí liên quan trực tiếp tới đất sử dụng; chi phí về quyền phát hành, bằng phát minh, bằng sáng chế, bản quyền tác giả...
• Tài sản cố định thuê tài chính: Được hiểu là những tài sản cố định mà doanh nghiệp thuê của công ty cho thuê tài chính. Khi kết thúc thời hạn thuê, bên thuê được quyền lựa chọn mua lại tài sản thuê hoặc tiếp tục thuê theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê tài chính. Tổng số tiền thuê một loại tài sản quy định tại hợp đồng thuê tài chính, ít nhất phải tương đương với giá trị của tài sản đó tại thời điểm ký hợp đồng.
2. Nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định
Tài sản cố định là bộ phận chủ yếu trong tổng số tài sản của doanh nghiệp nói chung cũng như TSCĐ nói riêng vì thế nó đóng một vai trò rất quan trọng trong công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp. Cho nên để đảm bảo cho công tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, các kế toán viên cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
• Thứ 1: Ghi chép, phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số lượng cũng như giá trị TSCĐHH hiện có. Đồng thời phản ánh tình hình tăng, giảm và hiện trạng TSCĐHH trong phạm vi toàn đơn vị, cũng như tại từng bộ phận sử dụng TSCĐHH. Việc này tạo điều kiện cung cấp thông tin để kiểm tra, giám sát thường xuyên việc giữ gìn, bảo quản, bảo dưỡng TSCĐHH và kế hoạch đầu tư đổi mới TSCĐHH trong từng đơn vị.
• Thứ 2: Cần phải tính toán và phân bổ chính xác mức khấu hao TSCĐHH vào chi phí sản xuất kinh doanh theo mức độ hao mòn của tài sản và chế độ quy định. Đồng thời tham gia vào quá trình lập kế hoạch sửa chữa và dự toán chi phí sửa chữa TSCĐ, giám sát việc sửa chữa TSCĐHH về chi phí và kết quả của công việc sửa chữa.
• Thứ 3: Tính toán phản ánh kịp thời, chính xác tình hình xây dựng trang bị thêm, đổi mới, nâng cấp hoặc tháo dỡ bớt làm tăng giảm nguyên giá TSCĐHH cũng như tình hình quản lý, nhượng bán TSCĐHH.
• Thứ 4: Tham gia hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, các bộ phận trực thuộc trong các doanh nghiệp về việc thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu về TSCĐHH, mở các sổ, thẻ kế toán cần thiết và hạch toán TSCĐ theo chế độ quy định.
Xem thêm: Hướng dẫn tính khấu hao tài sản cố định
3. Đặc điểm của kế toán tài sản cố định
Kế toán tài sản cố định có những đặc điểm đặc thù sau:
- TSCĐ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nhưng không thay đổi hình thái vật chất ban đầu cho đến khi hư hỏng.
- Giá trị của TSCĐ sẽ bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng vì vậy sẽ chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Việc quản lý tài sản cố định sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều nếu doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý tài sản