Các trường hợp sửa chữa tài sản cố định và cách hạch toán

Các trường hợp sửa chữa tài sản cố định và cách hạch toán

1260

Mặc dù là loại tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tuy nhiên vẫn không thể tránh khỏi một số trường hợp mà tài sản cố định buộc phải sửa chữa. Cùng bài viết đi tìm hiểu cụ thể về các trường hợp sửa chữa tài sản cố định và cách hạch toán trong các trường hợp đó.

  1. Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định là loại tài sản mà có giá trị lớn (từ 30 triệu đồng trở lên) và thời gian sử dụng lâu dài (từ 1 năm trở lên). Chính vì vậy mà tài sản cố định thường tham gia vào nhiều chu kỳ cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đóng góp và mang lại nhiều lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.

  1. Cách hạch toán các trường hợp sửa chữa tài sản cố định:

Xuất phát từ đặc điểm cũng như tính chất của mình, nên tài sản cố định được sử dụng một cách thường xuyên và liên tục để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc tài sản cố định bị hư hỏng là khó thể tránh khỏi. Do đó mà ngoài hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ thì các doanh nghiệp cũng còn phát sinh hoạt động sửa chữa lớn tài sản cố định. Và bài viết sẽ đi trình bày cụ thể hơn về các trường hợp sửa chữa tài sản cố định.

Xem thêm: Những lưu ý khi làm thủ tục thanh lý tài sản cố định

- Trường hợp sửa chữa TSCĐ được thực hiện theo định kỳ

Chính vì là hoạt động sửa chữa theo định kỳ, nghĩa là đã có kế hoạch cụ thể từ trước. Do đó mà chi phí sửa chữa cũng sẽ được trích trước theo kế hoạch. Hạch toán như sau:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 335 - Chi phí phải trả

+ Khi thực tế phát sinh hoạt động sửa chữa thì kế toán ghi:

Nợ TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 111, 152, 153, 214, 334, 338…

+ Khi hoạt động sửa chữa được hoàn thành thì kế toán ghi:

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả

Có TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

Đồng thời, kế toán còn phải tiến hành xử lý số chênh lệch phát sinh giữa số đã trích trước với số thực tế phát sinh, cụ thể hạch toán như sau:

– Nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì ghi:

Nợ TK 627, 641, 642,…

Có TK 335 – Chi phí phải trả

– Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước thì ghi:

Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

Có TK 627, 641, 711

  • Trường hợp việc sửa chữa phát sinh từ sự cố bất ngờ

Mặc dù là định kỳ doanh nghiệp có tiến hành hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa, nhưng trong quá trình sử dụng thì TSCĐ vẫn sẽ phát sinh những trường hợp bị hỏng hóc bất thường và nghiêm trọng, buộc doanh nghiệp phải thực hiện sửa chữa lớn. Và chính vì chi phí sửa chữa là lớn và doanh nghiệp bị động trong trường hợp này nên chi phí sửa chữa sẽ được phân bổ đều vào từng kỳ và cho các đối tượng liên quan. Cụ thể, với trường hợp này thì kế toán hạch toán như sau:

- Khi phát sinh hoạt động sửa chữa

Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

Có TK 111, 112, 331, …

- Khi nghiệm thu hoạt động sửa chữa:

Nợ TK 242

Có TK 2413 - Sửa chữa lớn TSCĐ

Định kỳ, tiến hành phân bổ vào chi phí từng kỳ:

Nợ TK 627, 641, 642

Có TK 242

Xem thêm: Những đặc điểm cơ bản của doanh nghiệp xây dựng

  • Trường hợp sửa chữa nhằm mục đích nâng cấp, cải tạo

Đây là trường hợp sửa chữa duy nhất mà làm tăng nguyên giá của TSCĐ, bởi hoạt động sửa chữa đó giúp tài sản cải thiện và nâng cao được đáng kể hiệu quả sử dụng, giúp đem lại nhiều hơn các lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp. Với trường hợp này thì hạch toán như sau:

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn thì kế toán ghi:

Nợ TK 241

Có TK 111, 152, 331, 334, …

- Khi hoàn tất việc sửa chữa lớn và đưa tài sản cố định vào sử dụng thì kế toán ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Có TK 241

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP tốt nhất hiện nay.