Các trường hợp và cách thứ bàn giao tài sản cố định

Các trường hợp và cách thứ bàn giao tài sản cố định

525

Tài sản cố định trong doanh nghiệp thì được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Với mỗi trường hợp cụ thể thì thủ tục ghi nhận tài sản cũng không giống nhau. Cùng bài viết đi tìm hiểu về các trường hợp bàn giao tài sản cố định cũng như cách thức bàn giao trong từng trường hợp cụ thể.

1. Khái niệm về Tài sản cố định:

Tài sản cố định trong doanh nghiệp là những tài sản do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định.

Một tài sản được ghi nhận là tài sản cố định thì phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

+ Tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên;

+ Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

Xem thêm: Mô tả quy trình mua sắm tài sản cố định

  1. Các trường hợp và cách thức bàn giao tài sản cố định:
  • Bàn giao TSCĐ do có sự trao đổi

Trong trường hợp giữa các bên có nhu cầu trao đổi về TSCĐ thì sau khi xác nhận xong việc trao đổi, hai bên sẽ tiến hành các thủ tục để hoàn tất việc trao đổi. Khi đó hai bên sẽ tiến hành bàn giao TSCĐ cho bên còn lại, thông thường giấy tờ sẽ bao gồm: Giấy tờ xác nhận nguyên giá và giá trị còn lại của TSCĐ, Biên bản bàn giao TSCĐ có xác nhận ký tá của hai bên.

  • Bàn giao TSCĐ sau khi xây dựng hoàn thành

TSCĐ sau khi xây dựng hoàn thành thì sẽ được bàn giao cho bên nhận theo đúng quy trình nghiệp vụ về hợp đồng xây dựng/giao thầu. Giấy tờ gồm có biên bản nghiệm thu bàn giao từng hạng mục công trình, báo cáo quyết toán – nghiệm thu – bàn giao cùng hóa đơn chứng từ liên quan đến việc sử dụng vật tư, nhân công hoặc hóa đơn tổng thể cho cả công trình.

  • Nhận bàn giao TSCĐ từ hoạt động được tài trợ, được biếu, được tặng

Trường hợp nhận được TSCĐ từ hoạt động được tài trợ, được biếu, được tặng thì sẽ nhận luôn Biên bản bàn giao TSCĐ.

Đại diện của Bên tài trợ, biếu, tặng và bên được tài trợ, được biếu tặng sẽ gồm Kế toán trưởng và Giám đốc ký biên bản giao nhận tài sản. Đồng thời, kế toán của bên được tài trợ, được biếu tặng sẽ tiếp nhận các chứng từ liên quan đến tài sản để thực hiện ghi sổ kế toán.

Nguyên giá của TSCĐ trong trường hợp này sẽ là giá trị theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp.

  • Bàn giao TSCĐ cho cấp dưới hoặc cho đơn vị nội bộ

Khi phát sinh nghiệp vụ cấp TSCĐ cho cấp dưới hoặc điều chuyển cho các đơn vị trong nội bộ thì hai bên sẽ phải thành lập hội đồng đánh giá gồm các đại diện như kế toán trưởng và giám đốc của các bên để thực hiện việc bàn giao và tiếp nhận tài sản hoặc có thể định giá lại TSCĐ được điều chuyển nếu cần.

Xem thêm: Top 5 lợi ích của việc chuyển đổi số trong quản lý doanh nghiệp 4.0

Sau khi hoàn thành việc tiếp nhận hoặc định giá TSCĐ thì kế toán lập biên bản giao nhận TSCĐ, đại diện các bên sẽ ký xác nhận vào Biên bản giao nhận TSCĐ.

Căn cứ vào Biên bản định đánh giá TSCĐ, Biên bản giao nhận TSCĐ... kế toán bên nhận sẽ hạch toán và ghi tăng TSCĐ trên sổ TSCĐ theo giá của hội đồng định giá xác định.

  • Bàn giao TSCĐ khi đưa đi góp vốn

Khi mang TSCĐ đi góp vốn thì hai bên sẽ thỏa thuận hoặc thông qua một tổ chức chuyên nghiệp để định giá theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình bàn giao tài sản thì phải có Hợp đồng hoặc biên bản hợp tác, Biên bản họp xác định giá trị tài sản góp vốn và Quyết định điều chuyển TSCĐ. Đồng thời phải có thêm Giấy tờ hồ sơ sang tên đổi chủ cùng Giấy tờ chứng minh nguồn gốc hình thành của tài sản.

Cụ thể, khi doanh nghiệp nhận vốn góp bằng tài sản thì sẽ nhận luôn Biên bản bàn giao tài sản cố định. Đại diện hai bên sẽ đứng ra ký xác nhận vào biên bản giao nhận tài sản. Kế toán của bên nhận vốn góp sẽ nhận các chứng từ liên quan đến tài để ghi sổ kế toán.

Như vậy, bài viết đã trình bày chi tiết về các trường hợp và cách thức bàn giao tài sản cố định. Hi vọng đã cung cấp những kiến thức tham khảo hữu ích cho các bạn đọc đặc biệt là những người làm kế toán.

Xem thêm: Phần mềm quản lý tài sản của BRAVO