Tìm hiểu về nguyên giá tài sản cố định

Tìm hiểu về nguyên giá tài sản cố định

1583

Tài sản cố định có vai trò vô cùng quan trọng với doanh nghiệp. Việc xác định đúng về nguyên giá tài sản cố định sẽ giúp công tác quản lý thuận lợi hơn, ngoài những thông tin cơ bản về tài sản cố định ra thì bài viết dưới đây sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu những kiến thức cơ bản về nguyên giá tài sản cố định để bạn làm tốt công việc của mình. 

1.    Nguyên giá tài sản cố định là gì?

Trước khi muốn biết các thông tin sâu, chúng ta cần hiểu giá tài sản cố định là gì? 
Tài sản cố định được hiểu là tư liệu sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, có giá trị lớn và nó dùng được vào nhiều chu kì sản xuất. Với quy định của luật hiện hành (thông tư 45/2013/TT-BTC) các tài sản đủ điều kiện được xem là TSCĐ khi có giá trị từ 30 triệu đồng và thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên. Nguyên giá tài sản cố định được quy định tại Điều 4 của thông tư này. 

2.    Cách tính nguyên giá tài sản cố định ra sao?

Tài sản cố định được phân thành nhiều loại nhỏ, mỗi loại có những đặc thù khác nhau do vậy cũng có cách tính nguyên giác khác nhau. Cụ thể như sau: 
Cách xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
TSCĐ hữu hình mua sắm:
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (áp dụng cả trường hợp mua mới và cũ): được xác định là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản thuế (lưu ý: không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Một số chi phí liên quan đó là: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định; chi phí vận chuyển, bốc dỡ tài sản cố định; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ và tất cả các chi phí liên quan trực tiếp khác.
+ Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp: Trường hợp này, nguyên giá TSCĐ lúc này được xác định là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua hàng mua cộng các khoản thuế (Lưu ý: không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Các chi phí liên quan đó là: chi phí vận chuyển, bốc dỡ tài sản cố định; chi phí nâng cấp; chi phí lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu có), và tất cả các chi phí liên quan khác. 
+ Trong trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất: Lúc này, nguyên giá tài sản cố định được tính là giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 2 Điều này. Nếu TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì khi đó nguyên giá tài sản cố định được tính là giá mua thực tế phải trả cộng các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng. Các khoản chi phí liên quan cũng tương tự như các trường hợp trên. 
+ Với trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa hay vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất mà doanh nghiệp dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ để xây dựng mới thì khi đó giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và khi đó ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu trường hợp đáp ứng đủ tiêu chuẩn mà pháp luật quy định. 

Có thể bạn quan tâm: CRM bất động sản mang lại những lợi ích nào tối ưu cho ngành?
Nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định bằng giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Với những tài sản dỡ bỏ hoặc huỷ bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.
Một số trường hợp khác cần xác định nguyên giá tài sản cố định nữa như sau: 
•    TSCĐ hữu hình mua theo hình thức trao đổi.
•    TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự sản xuất.
•    Nguyên giá tài sản cố định hữu hình do đầu tư xây dựng.
•    TSCĐ hữu hình được tài trợ, được biếu, được tặng, do phát hiện thừa.
•    TSCĐ hữu hình được cấp; được điều chuyển đến.
•    TSCĐ hữu hình nhận góp vốn, nhận lại vốn góp.
Xem thêm phần mềm quản lý tài sản cố định tốt nhất cho doanh nghiệp hiện nay.