Cách giảm thiểu tối đa chi phí bán hàng trong doanh nghiệp

Cách giảm thiểu tối đa chi phí bán hàng trong doanh nghiệp

545

Để hoạt động bán hàng được diễn ra một cách thuận lợi thì doanh nghiệp phải bỏ ra một số chi phí nhất định. Cùng bài viết đi tìm hiểu về cách để giảm thiểu tối đa các chi phí đó mà vẫn đảm bảo hoạt động bán hàng được diễn ra hiệu quả.

  1. Chi phí bán hàng là gì?

Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để phục vụ cho quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ.

Chi phí bán hàng trong doanh nghiệp thường bao gồm các chi phí như: Chi phí nhân viên bán hàng, chi phí về vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho công tác bán hàng, chi phí về khấu hao TSCĐ dùng cho hoạt động bán hàng, cùng các chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác phục vụ cho công tác bán hàng trong doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm: Cách xử lý hóa đơn viết sai.

  1. Cách giảm thiểu tối đa chi phí bán hàng trong doanh nghiệp:

Thông thường để có thể tăng được lượng hàng bán ra thì doanh nghiệp phải tìm mọi cách, dùng đủ các phương thức để có thể thu hút được khách hàng. Khi đó chi phí bán hàng sẽ bao gồm đủ loại như chi phí để đào tạo nhân viên bán hàng hiệu quả hơn, chi phí để bao bì, nhãn mác bắt mắt hơn hay là chi phí về dịch vụ, quảng cáo để thu hút được khách hàng,… Và có một phương thức sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tất cả các chi phí trên, đó là có chính sách chăm sóc khách hàng.

Chăm sóc khách hàng không chỉ giúp doanh nghiệp tạo được mối quan hệ kinh doanh tốt đẹp với các khách hàng hiện tại, mà còn tạo cơ sở giúp mở rộng mạng lưới khách hàng. Bởi các khách hàng hiện tại cũng là một nguồn tiềm năng giúp doanh nghiệp mở rộng danh tiếng, từ đó thu hút được các khách hàng mới.

Cắt giảm chi phí về quảng cáo cũng giúp giảm thiểu tối đa chi phí bán hàng trong doanh nghiệp. Nghĩa là thay vì các kênh quảng cáo truyền thống như là chương trình quảng cáo qua tivi hoặc các phương tiện di chuyển phổ biến thì doanh nghiệp có thể chuyển sang các kênh hiện đại hơn như: facebook, website, blog, … Có thể nói, đây là những kênh marketing hiệu quả, thu hút được lượng lớn truy cập mà chi phí bỏ ra lại không quá tốn kém như các kênh truyền thống.

Rà soát lại chiến lược kinh doanh. Hoạt động này giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hiệu quả của các chiến lược kinh doanh, từ đó loại bỏ được những hoạt động kém hiệu quả. Đây cũng là một cách giúp doanh nghiệp tránh được việc lãng phí những chi phí không cần thiết và tập trung nguồn lực vào các kế hoạch tối ưu hơn.

Việc tăng cường sử dụng các công cụ và công nghệ hiện đại cũng là một phương thức đáng quan tâm. Bởi với sự hỗ trợ từ công nghệ sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu được lượng nhân lực mà vẫn đảm bảo công việc được thực hiện nhanh chóng và hiệu quả. Hơn nữa, đầu tư cho các công cụ công nghệ cao còn giúp mọi công việc thực hiện nhanh chóng, hạn chế tình trạng hư hỏng, làm trì trệ thời gian xử lý công việc cũng như chi phí về sửa chữa các hư hỏng đó.  Một minh chứng điển hình là hiện nay hầu hết mọi doanh nghiệp đều lựa chọn sử dụng các phần mềm để quản lý chung công tác bán hàng. Khi đó mọi thông tin liên quan đến khách hàng hay giao dịch mua bán đều được lưu trữ một cách hệ thống và đồng bộ trong phần mềm, công việc bán hàng được thực hiện một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn bao giờ hết, mà không cần quá nhiều nhân viên hay thời gian để xử lý. Vì vậy có thể nói, sự ra đời của phần mềm quản lý bán hàng là bước tiến lớn, hỗ trợ và tiết kiệm chi phí tối ưu cho công tác bán hàng trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Những phần mềm kế toán tốt nhất