Công việc của kế toán bán hàng rất da dạng và thú vụ. Trong đó việc mua hàng trả góp là một nghiệp vụ khá đặc thù trong một số doanh nghiệp. Vì tính chất đặc thù nên nó cũng khiến nhiều kế toán lúng túng mỗi khi gặp phải nghiệp vụ này. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách hạch toán kế toán mua hàng hóa trả góp.
1. Điều kiện khấu trừ thuế GTGT và cách kê khai thuế GTGT đối với hàng mua trả chậm, trả góp.
Để biết cách hạch toán kế toán mua hàng trả góp thì trước tiên kế toán cần hiểu rõ các điều kiện khấu trừ thuế GTGT, cụ thể như sau:
• Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT chung:
Kế toán cần tuân thủ đúng quy định tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:
- Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.
- Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.”
- Nếu hàng mua trả chậm trả góp chưa đến hạn thanh toán và chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, doanh nghiệp vẫn được kê khai, khấu trừ thuế đầu vào.
- Đến thời hạn thanh toán theo hợp đồng, nhưng doanh nghiệp vẫn chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cũng chưa phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã kê khai khấu trừ.
- Chỉ điều chỉnh giảm thuế GTGT được khấu trừ khi doanh nghiệp đã thực hiện việc thanh toán nhưng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Kê khai giảm vào kỳ phát sinh việc thanh toán thực tế.
Như vậy: Điều kiện được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ là: Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào, Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khẩu) từ hai mươi triệu đồng trở lên. Thực hiện những công việc này nếu có sự trợ giúp của phần mềm quản lý bán hàng sẽ vô cùng hiệu quả.
2. Thuế đầu vào được khấu trừ đối với hàng mua trả chậm, trả góp:
Thuế đầu vào được khấu trừ đối với mua hàng trả chậm và trả góp yêu cầu cần phải hạch toán theo điều 7, khoản 7 của Thông tư 219/2013/TT-BTC, quy định về giá tính thuế đối với hàng trả chậm, trả góp như sau:
• Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm là giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của hàng hóa đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm.
Ví dụ 31: Công ty kinh doanh xe máy bán xe X loại 100 cc, giá bán trả góp chưa có thuế GTGT là 25,5 triệu đồng/chiếc (trong đó giá bán xe là 25 triệu đồng, lãi trả góp là 0,5 triệu đồng) thì giá tính thuế GTGT là 25 triệu đồng.”
Kết luận: Như vậy: Giá tính thuế GTGT đầu ra là giá bán trả tiền ngay, nên Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ đối với hàng mua trả chậm, trả góp là thuế tính trên giá mua trả tiền ngay (thuế GTGT đầu ra của bên bán).
Có thể bạn quan tâm: Top 5 lợi ích của việc chuyển đổi số trong quản lý doanh nghiệp 4.0