Cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính

Cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính

783

 

Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu về quy trình thanh lý tài sản cố định trong doanh nghiệp, bài viết này chúng tôi sẽ đề cấp đến việc hạch toán tài sản cố định thuê tài chính. Việc hạch toán tài sản cố định thuê tài chính sẽ bao gồm 2 phần: hạch toán tại đơn vị thuê và hạch toán tại đơn vị cho thuê. Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể trường hợp hạch toán tại đơn vị đi thuê.

  1. Cách hạch toán tài sản cố định thuê tài chính tại đơn vị đi thuê

Đối với đơn vị đi thuê tài chính tài sản cố định về dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì khi nhận tài sản cố định thuê tài chính, kế toán căn cứ vào hoạt động thuê tài chính và chứng từ có liên quan để phản ánh các tài khoản kế toán có liên quan. Cụ thể việc hạch toán như sau:

Khi nhận TSCĐ thuê ngoài

Lúc này, căn cứ vào chứng từ liên quan (hoá đơn dịch vụ cho thuê tài chính, hợp đồng thuê tài chính...) kế toán ghi nhận:

Nợ TK 212: Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm thuê

Nợ TK 142 (1421): Số cho thuê phải trả

      Có TK 342: Tổng số tiền thuê phải trả (giá chưa có thuế)

Định kỳ thanh toán tiền thuê theo hợp đồng

Nợ TK 342 (hoặc TK 315): Số tiền thuê phải trả

Nợ TK 133 (1332): Thuế VAT đầu vào

      Có TK liên quan (111, 112...): Tổng số thanh toán

Hàng kỳ trích khấu hao TSCĐ đi thuê và kết chuyển (trừ dần) phải trả vào chi phí kinh doanh, kế toán ghi nhận:

Nợ TK liên quan (627, 641, 642)

   Có TK 214 (2142): Số khấu hao phải trích

   Có TK 1421: Trừ dần phải trả vào chi phí

Khi kết thúc hợp đồng thuê:

+ Nếu trả lại TSCĐ cho bên thuê:

Nợ TK 1421: Chuyển giá trị còn lại chưa khấu hao hết

Nợ TK 214 (2142): Giá trị hao mòn

    Có TK 212: Nguyên giá TSCĐ đi thuê  

+ Nếu bên đi thuê được quyền sở hữu hoàn toàn:

Bút toán 1: Kết chuyển nguyên giá TSCĐ:

Nợ TK 211, 213

   Có TK 212: Nguyên giá

Bút toán 2: Kết chuyển giá trị hao mòn luỹ kế:

Nợ TK 214 (2142)

   Có TK 214 (2141, 2143): Giá trị hao mòn

+ Nếu bên đi thuê được mua lại

Ngoài 2 bút toán phản ánh theo nguyên giá và giá trị hao mòn giống như khi được giao quyền sở hữu hoàn toàn, kế toán còn phản ánh số tiền phải trả về mua lại hay chuyển quyền sở hữu (tính vào nguyên giá TSCĐ) và hạch toán như sau:

Nợ TK 211, 213: Giá trị trả thêm

Nợ TK 133 (1332)

  Có TK: 111, 112, 342

Tuân thủ đúng các trường hợp trên và hạch toán đúng và các tài khoản đã được quy định cũng như biết sử dụng thanh thạo phần mềm quản lý tài sản sẽ giúp kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.