Cách lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trong doanh nghiệp

Cách lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trong doanh nghiệp

1110

Trong quá trình hoạt động kinh doanh thì khó có thể tránh khỏi việc phải cho khách hàng mua nợ, và như vậy thì doanh nghiệp sẽ phát sinh khoản nợ phải thu. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào doanh nghiệp cũng thu hồi được các khoản nợ đó. Và để góp phần giúp hạn chế rủi ro liên quan đến các khoản nợ phải thu mà khó đòi đó thì các doanh nghiệp đều đi thực hiện trích lập dự phòng cho các khoản nợ đó. Cùng bài viết đi tìm hiểu về cách lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trong doanh nghiệp.

  1. Nợ phải thu khó đòi là gì?

Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu mà đã quá thời hạn thanh toán trên 06 tháng, kể từ thời hạn trả nợ ban đầu, không kể thời gian gia hạn trả nợ. Và đó cũng là những khoản nợ mà doanh nghiệp dù đã áp dụng các biện pháp xử lý như đối chiếu xác nhận, đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được.

Dự phòng nợ phải thu khó đòi là việc ước tính một cách khoa học về phần giá trị mà doanh nghiệp có thể bị tổn thất từ các khoản nợ phải thu khó đòi, để làm căn cứ cho việc trích lập trước phần giá trị bị tổn thất đó.

Có thể bạn quan tâm: Hạch toán các trường hợp mua nguyên vật liệu

  1. Cách lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trong doanh nghiệp:

Chính vì việc phát sinh các khoản nợ khó đòi là khó tránh khỏi trong quá trình hoạt động kinh doanh, do đó mà việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi gần như là không thể thiếu trong doanh nghiệp.

Tuy nhiên, không phải bất cứ khoản nợ phải thu khó đòi nào cũng đủ điều kiện để trích lập dự phòng. Do đó mà khi đi trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi thì việc đầu tiên là phải đi xem xét coi khoản nợ đó có đáp ứng được các điều kiện sau hay không:

- Các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn 6 tháng kể từ khi phải thanh toán theo các điều khoản của hợp đồng kinh tế giữa hai bên.

– Khoản nợ phải thu phải có đầy đủ giấy tờ hồ sơ xác minh. Cụ thể các chứng từ đó gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu xác nhận công nợ và các chứng từ liên quan khác.

- Hoặc là trường hợp khoản nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng bên nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết

Và sau khi đã có đầy đủ bằng chứng đáng tin cậy để trích lập dự phòng cho các khoản nợ phải thu thì doanh nghiệp tiến hành trích lập dự phòng theo các mức sau:

+ Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm thì trích lập 30% giá trị.

+ Đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm thì trích lập 50% giá trị.

+ Đối với khoản nợ phải thu khó đòi quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm thì trích lập 70% giá trị.

+ Đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên thì được trích lập 100% giá trị.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO