Có thể nói giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh được kết quả sử dụng tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Qua đó, giúp doanh nghiệp đánh giá được tính đúng đắn của các phương pháp kế toán cũng như tính hiệu quả của cách thức quản lý chi phí. Cùng bài viết đi tìm hiểu về một trong những phương pháp tính giá thành phổ biến, cụ thể là tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức.
- Một số kiến thức cơ bản về Giá thành sản phẩm:
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.
Để tính giá thành sản phẩm thì có 4 phương pháp như sau:
+ Phương pháp tỷ lệ;
+ Phương pháp giản đơn;
+ Phương pháp hệ số;
+ Phương pháp định mức.
Có thể bạn quan tâm: Những hiểu biết về phương pháp kê khai thường xuyên
- Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức:
Tuỳ vào đặc thù hoạt động mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình 1 phương pháp tính giá thành phù hợp để thu được hiệu quả cao nhất. Sau đây, bài viết sẽ đi phân tích chi tiết về phương pháp tính giá thành sản phẩm theo định mức.
Phương pháp định mức thường được áp dụng trong trường hợp doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có quy cách, phẩm chất khác nhau. Và để áp dụng được phương pháp này thì doanh nghiệp phải có quy trình sản xuất ổn định, đã xây dựng và quản lý được định mức kinh tế kỹ thuật, đồng thời người làm kế toán phải có đủ năng lực và trình độ để đảm bảo tính chính xác trong quá trình hạch toán các chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm: Những công ty xây dựng lớn nhất hiện nay.
Áp dụng phương pháp này thì kế toán phải đi tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại cũng như mức chênh lệch giữa thực tế phát sinh với định mức đã xây dựng. Từ đó kế toán sẽ tính ra chi phí đơn vị và tổng giá thành cho nhóm các sản phẩm cùng loại. Cụ thể, đầu tiên kế toán phải đi tính giá thành định mức của từng nhóm sản phẩm căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật đã có sẵn, các dự toán chi phí và số lượng sản phẩm dự kiến hoàn thành.
- Nếu sản phẩm do nhiều chi tiết tạo thành thì kế toán phải tính giá thành định mức của từng chi tiết, sau đó tổng cộng lại thành giá thành định mức của thành phẩm.
- Nếu sản phẩm do nhiều giai đoạn chế biến liên tục tạo thành thì kế toán phải tính giá thành định mức của nửa thành phẩm ở từng giai đoạn, sau đó tổng cộng lại thành giá thành của sản phẩm.
Bởi vì giá thành định mức được tính dựa trên cơ sở các định mức sẵn có, nghĩa là căn cứ vào số liệu của quá khứ, vì vậy chắc chắn sẽ có chênh lệch nhất định với thực tế phát sinh. Vì thế mà kế toán còn phải đi tính toán số chênh lệch khi có thay đổi định mức, nguyên nhân thay đổi có thể do thay đổi về nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc thay đổi dự toán chi phí quản lý chung,…
Sau khi đã xác định được giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức thì kế toán tính toán giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức sau:
Trên đây, bài viết đã trình bày chi tiết về cách tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức, cung cấp một nguồn tham khảo hữu ích cho những người làm kế toán.
Việc sử dụng các phần mềm ERP hiện nay giúp các doanh nghiệp quản lý tốt các vấn đề trên