Hướng dẫn cách tính khấu hao tài sản cố định

Hướng dẫn cách tính khấu hao tài sản cố định

1922

Như chúng ta đã biết, tài sản cố định sẽ bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng. Và giá trị hao mòn đó sẽ được dịch chuyển vào chi phí sản xuất kinh doanh. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn đọc cách tính khấu hao tài sản cố định.

  1. Khấu hao tài sản cố định là gì?

Để biết cách tính khấu hao, chúng ta cần biết khấu hao tài sản cố định là gì?. Khấu hao là việc định giá, tính toán, phân bổ một cách có hệ thống giá trị của tài sản do sự hao mòn tài sản sau một khoảng thời gian sử dụng.

Phần khấu hao này được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong suốt thời gian sử dụng tài sản cố định. Khấu hao tài sản cố định chính là sự giảm dần về giá trị và giá trị sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh. Sự hao mòn này do tự nhiên hoặc do tiến bộ khoa học công nghệ.

Ý nghĩa của việc khấu hao: Việc tính khấu hao sẽ giúp tính được giá thành sản phẩm chính xác từ đó xác định được lợi nhuận. Mặt khác, khấu hao chính xác cũng là cơ sở cho việc tính toán việc tái sản xuất và tái đầu tư. 

Nguyên giá tài sản cố định và khấu hao chính là hai vấn đề quan trọng nhất trong việc quản lý tài sản cố định. 

  1. Ưu nhược điểm của các phương pháp tính khấu hao

Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp sẽ dùng 1 phương pháp khấu hao khác nhau. Và mỗi phương pháp cũng sẽ có những có ưu nhược điểm khác nhau tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế mà có sự lựa chọn phù hợp. Cụ thể như sau:

  • Phương pháp tính khấu hao theo đường thẳng

Tất cả các phương pháp khấu hao đều dựa trên giả thiết rằng TSCĐ giảm dần giá trị sử dụng theo thời gian và giá trị này được đưa dần vào chi phí theo từng thời kỳ với một giá trị như nhau. Theo đó, mức khấu hao phải trích hàng năm được xác định như sau:

Mức khấu hao TSCĐ = Mức khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.

Mức trích khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ/ Thời gian trích khấu hao.

Trường hợp thời gian sử dụng hay nguyên giá của TSCĐ thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của TSCĐ bằng cách lấy giá trị còn lại trên cơ sở kế toán chia cho thời gian sử dụng xác định lại hoặc thời gian sử dụng còn lại.

Mức trích khấu hao cho năm cuối của thời gian sử dụng TSCĐ được xác định là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến năm trước năm cuối của TSCĐ đó.

Ưu điểm: Với phương pháp này thì đơn giản, dễ tính toán, phân bổ đều giá trị của TSCĐ của các kỳ sử dụng.

Nhược điểm: Nhưng nó lại không đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí. Vì chi phí được phân bổ đều cho các kỳ nên đã ngầm định rằng sản xuất là không có sự biến động giữa các kỳ (mức độ sử dụng TSCĐ, chi phí sửa chữa, bảo trì TSCĐ, mức độ sản xuất… không thay đổi, giả thiết này hoàn toàn không hợp lý).

  • Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản xuất

Ưu điểm: Có sự phân bổ chi phí hợp lý theo số lượng sản phẩm sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa các kỳ sản xuất nhiều sản phẩm thì giá trị của TSCĐ chuyển vào sản phẩm nhiều và ngược lại những sản phẩm sản xuất ít thì phân bổ giá trị TSCĐ vào ít hơn.

Nhược điểm: Sự giả định mang tính chủ quan về số lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ, vì vậy không tính đến các yếu tố có thể xảy ra trong quá trình sản xuất: hỏng máy không đạt được chỉ tiêu sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được… dẫn đến sự phân bổ thiếu chính xác gây sai lệch đến các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính đặc biệt là lợi nhuận và thuế phải nộp.

Phương pháp khấu hao theo thời gian sử dụng máy thực tế

Ưu điểm: phương pháp này phù hợp hơn phương pháp khấu hao đường thẳng. Bởi lẽ chi phí phụ thuộc vào số giờ máy hoạt động, thể hiện rõ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Nhược điểm: phương pháp này khó xác định chính xác, vì đòi hỏi một trình độ quản lý chặt chẽ hoạt động của máy móc. Nên các doanh nghiệp cân nhắc kỹ trước khi sử dụng

Xem thêm các thông tin về phần mềm quản lý tài sản để quản lý tốt nguyên giá cũng như cách khấu hao tài sản cố định.