Sau khi kết thúc một kỳ kế toán thì không phải sản phẩm nào cũng được hoàn thiện, mà còn có những sản phẩm dở dang. Cùng bài viết đi tìm hiểu cách để đánh giá một cách hiệu quả sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp.
1. Khái niệm về sản phẩm dở dang:
Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm công việc vẫn còn đang trong quá trình sản xuất gia công, chế biến, thuộc các giai đoạn của quy trình công nghệ hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải tiếp tục gia công chế biến mới trở thành sản phẩm.
Xem thêm: Những hiểu biết chung về giá thành sản phẩm
2. Đánh giá sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp:
Đánh giá sản phẩm dở dang là một bước không thể thiếu trong quá trình tính toán chi phí sản xuất kinh doanh và định giá thành sản phẩm của doanh nghiệp. Vì vậy mà kế toán cần lưu ý khi xác định giá trị của các sản phẩm dở dang.
Với những doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất thì nên áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Khi đó, giá trị của sản phẩm được xác định theo công thức:
Còn với những doanh nghiệp tính giá thành theo định mức và đã xây dựng được hệ thống định mức hợp lý thì lại nên đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức, như vậy việc tính toán vừa nhanh chóng vì đã có sẵn các bảng tính định mức.
Còn đối với những doanh nghiệp mà có quy trình sản xuất phức tạp hoặc có chi phí chế biến chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí sản xuất và sản lượng sản phẩm dở dang biến động nhiều giữa các kỳ kế toán thì lại nên áp dụng cách đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Như vậy đảm bảo được số liệu thu được là hợp lý và có độ tin cậy cao.
Đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất đơn giản thì đánh giá sản phẩm dở dang như sau:
- Đối với khoản mục chi phí bỏ 1 lần:
Còn đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất nhiều công đoạn thì ở giai đoạn đầu giá trị sản phẩm dở dang được xác định như trường hợp quy trình sản xuất có 1 giai đoạn.
Giai đoạn sau:
Trong đó:
Dc: Chi phí dở dang cuối kỳ
Cd: Chi phí dở dang đầu kỳ
Ckhác: các chi phí khác
Qtp: Số lượng thành phẩm
Qtđ: Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương
Như vậy, tùy đặc thù của từng doanh nghiệp mà lại áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cụ thể, có như vậy mới đem lại hiệu quả cao nhất. Bài viết đã đưa ra từng trường hợp áp dụng cụ thể cho bạn đọc tham khảo.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm ERP của BRAVO