Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán nợ phải thu khó đòi

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán nợ phải thu khó đòi

70

Tồn đọng nợ phải thu khó đòi là một vấn đề không thể tránh khỏi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ có thể chấp nhận, lập phương án dự phòng và tìm ra phương hướng để hạn chế tối đa rủi ro của tình trạng này. Khi phát sinh trường hợp có nợ phải thu khó đòi, không thể thu nợ thì kế toán doanh nghiệp phải xử lý xóa sổ và thực hiện hạch toán theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

1. Các tiêu chuẩn để xác định đâu là các khoản nợ phải thu khó đòi.

Căn cứ theo nội dung quy định tại khoản 1 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC thì tiêu chuẩn được công nhận là khoản nợ phải thu khó đòi bao gồm:

  • Khoản nợ phải thu đó đã quá thời hạn thanh toán từ 6 tháng trở lên (căn cứ theo thời hạn gốc đã thỏa thuận ban đầu trong hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ hoặc các cam kết khác giữa 2 bên). Doanh nghiệp đã thực hiện gửi đối chiếu xác nhận công nợ và thúc giục việc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được.
  • Doanh nghiệp thu thập được các tài liệu chứng minh tổ chức/doanh nghiệp/đối tượng nợ không còn khả năng thanh toán nợ đúng hạn. Mặc dù chưa đến thời hạn thanh toán của khoản nợ phải thu.
  • Đối với những doanh nghiệp mua bán nợ thì thời gian quá hạn của các khoản nợ được tính từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ hoặc theo cam kết gần nhất giữa đơn vị, tổ chức đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.

2. Chi tiết về cách hạch toán nợ phải thu khó đòi

Hạch toán nợ phải thu khó đòi vào cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (nếu có): Kế toán cần tính toán chính xác số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập.

  • Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi ở kỳ này lớn hơn ở kỳ trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí. Bút toán ghi:

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp

    Có TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi .

  • Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi ở kỳ này nhỏ hơn ở kỳ trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch được ghi giảm chi phí. Bút toán ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

    Có TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách lập dự phòng nợ phải thu khó đòi trong doanh nghiệp

Hạch toán nợ phải thu khó đòi khi xác định không đòi được các khoản nợ phải thu khó đòi: khi đó doanh nghiệp được phép xóa nợ. Việc này phải được thực hiện theo quy định về các chính sách tài chính hiện hành. Bút toán ghi:

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)

    Có TK 131- Phải thu của khách hàng

    Có TK 138 - Phải thu khác

Lưu ý: Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý". Đây là tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán.

Hạch toán nợ phải thu khó đòi khi đã được xử lý xóa sổ mà sau đó lại thu hồi được nợ. Bút toán ghi:

Nợ các TK 111, 112...

Có TK 711 - Thu nhập khác

Lưu ý: Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 "Nợ khó đòi đã xử lý". Đây là tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán.

Hạch toán nợ phải thu khó đòi được bán cho Đơn vị mua, bán nợ (được đăng ký cấp phép kinh doanh về lĩnh vực ngành nghề này đầy đủ). Khi thủ tục bán được hoàn thành đầy đủ, bút toán ghi:

Nợ các TK 111, 112...

Nợ TK 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Nợ các TK liên quan khác

    Có các TK 131, 138,..

Xem thêm: 

>>> Phần mềm kế toán quản trị BRAVO