Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thanh lý tài sản cố định

Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán thanh lý tài sản cố định

73

Thanh lý tài sản cố định là một hoạt động diễn ra thường xuyên, với nhiều doanh nghiệp nó có thể trở thành một hoạt động định kỳ. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn tới bạn đọc cách hạch toán thanh lý tài sản cố định chi tiết và chính xác nhất.

1. Cách hạch toán thanh lý tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Đối với các loại tài sản cố định dùng cho sản xuất, kinh doanh khi hạch toán kế toán viên sẽ áp dụng nguyên tắc:

  • Nguyên tắc giảm hết tài khoản nguyên giá, hao mòn lũy kế của tài sản đó
  • Nguyên tắc Giá trị truy thu được từ hoạt động thanh lý TSCĐ được hạch toán vào khoản thu nhập khác (TK 711).
  • Nguyên tắc chi phí phát sinh trong việc thanh lý TSCĐ sẽ được ghi nhận là chi phí khác và hạch toán vào TK 811

Trường hợp TSCĐ đã khấu hao hết và thực hiện thanh lý thì kế toán hạch toán giảm toàn bộ nguyên giá tài sản (TK 211) và hao mòn lũy kế của tài sản đó (TK 214)

Trường hợp TSCĐ chưa hết khấu hao, giá trị tài sản được hạch toán vào tài khoản 811.

Các bút toán hạch toán cụ thể trong trường hợp này bao gồm:

  • Bút toán phản ánh các khoản thu nhập, kế toán ghi sổ như sau:

Nợ TK 111, 112, 131,…: Tổng thu nhập thu về khi thanh lý TSCĐ

Có TK 711: Giá thanh lý TSCĐ chưa có thuế GTGT

Có TK 33311: Tiền thuế GTGT phải nộp.

  • Bút toán hạch toán giảm nguyên giá TSCĐ hữu hình. Kế toán ghi sổ:

Nợ TK 214: Giá trị hao mòn TSCĐ hữu hình

Nợ TK 811: Giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình thanh lý

Có TK 211: Nguyên giá TSCĐ hữu hình thanh lý.

  • Bút toán hạch toán khi phát sinh các chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý tài sản cố định, kế toán ghi:

Nợ TK 811: Chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ

Có các TK 111, 112…: Chi phí phát sinh cho hoạt động thanh lý TSCĐ.

2. Hạch toán thanh lý Tài sản cố định dùng trong hoạt động sự nghiệp, dự án

Thông thường các Tài sản dùng cho hoạt động sự nghiệp, dự án được cấp từ ngân sách nhà nước hoặc các nguồn viện trợ. Vì vậy nguyên tắc hạch toán, kế toán phải sử dụng TK 466 để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh. Các bút toán chi tiết bao gồm:

  • Bút toán hạch toán khi doanh nghiệp tiến hành thanh lý TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 466 (theo 200): Giá trị còn lại của TSCĐ thanh lý

Nợ TK 214: Trị giá đã hao mòn của TSCĐ thanh lý

Có TK 211: Giá trị ban đầu (nguyên giá) củaTSCĐ thanh lý.

  • Bút toán phản ánh số thu về thanh lý TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ các TK 111, 112,…: Giá trị thu về khi thanh lý TSCĐ

Có TK 466 (theo TT200): Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ

Có TK 3331 : Tiền thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (nếu có).

  • Bút toán phản ánh chi phí khi thanh lý TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 466 (theo 200): Chi phí thanh lý TSCĐ

Có TK 111, 112…: Chi phí đã chi thanh lý TSCĐ.

3. Hạch toán thanh lý tài sản cố định dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi

Nguyên tắc hạch toán thanh lý các tài sản dùng trong hoạt động văn hóa, phúc lợi của doanh nghiệp sẽ được hạch toán vào TK 353. Bao gồm:

  • Bút toán hạch toán khi doanh nghiệp tiến hành thanh lý TSCĐ dùng cho hoạt động văn hóa, phúc lợi, kế toán ghi:

Nợ TK 3533: Giá trị thu được của TSCĐ thanh lý

Nợ TK 214: Giá trị đã hao mòn

Có TK 211: Giá trị ban đầu (nguyên giá) của TSCĐ thanh lý.

  • Bút toán hạch toán thu nhập khi thanh lý TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 111, 112,…: Thu nhập thu về khi thanh lý TSCĐ

Có TK 3532: Quỹ phúc lợi

Có TK 3331: Các khoản thuế, phí phải nộp Nhà nước (nếu có).

  • Bút toán hạch toán chi phí chi trả khi thanh lý TSCĐ, kế toán ghi:

Nợ TK 3532: Chi phí chi trả khi thanh lý TSCĐ.

Có các TK 111, 112,…: Chi phí thanh lý TSCĐ.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phần mềm Quản lý máy móc thiết bị - TSCĐ hiệu quả