Hướng dẫn hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định

Hướng dẫn hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định

829

Trong doanh nghiệp cũng thường xuyên xảy ra hoạt động sửa chữa lớn tài sản cố định (TSCĐ) nhằm đảm bảo tài sản có thể phục vụ tốt yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngoài việc doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý tài sản thì chúng tôi sẽ hướng dẫn hạch toán sửa chữa lớn tài sản cố định trong bài viết dưới đây để bạn đọc làm tốt công việc của mình 

Sửa chữa lớn tài sản cố định là hoạt động mang tính chất khôi phục hoặc nâng cấp, cải tạo khi TSCĐ bị hư hỏng nặng hoặc theo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo nâng cao năng lực sản xuất và hoạt động của TSCĐ.

Vì đây là những sữa chữa lớn do vậy thời gian tiến hành sửa chữa lớn thường dài, chi phí sửa chữa phát sinh nhiều, do vậy doanh nghiệp phải lập kế hoạch, dự toán theo từng công trình sửa chữa lớn.

Dưới đây là các trường hợp về việc sửa chữa lớn có thể xảy ra trong doanh nghiệp.

  1. Sửa chữa lớn tài sản cố định có kế hoạch

Nếu doanh nghiệp có kế hoạch sửa chữa lớn ngay từ đầu năm thì doanh nghiệp có thể trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch:

  • Hàng kỳ, trích trước chi phí sửa chữa lớn TSCĐ theo kế hoạch, lúc này kế toán ghi nhận như sau:

                        Nợ TK 627, 641, 642

                                    Có TK 335- Chi phí phải trả

  • Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, lúc này kế toán ghi nhận

                        Nợ TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ

                                    Có TK 111, 152, 153, 214, 334, 338…

  • Khi công việc sửa chữa lớn TSCĐ hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, lúc này kế toán ghi nhận

                        Nợ TK 335- Chi phí phải trả

                                    Có TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

  • Kế toán tiến hành xử lý số chênh lệch giữa số chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh so với số được trích trước theo kế hoạch (nếu có), kế toán ghi:

Nếu số thực tế phát sinh lớn hơn số trích trước thì sẽ trích bổ sung, ghi:              

                      Nợ TK 627, 641, 642,…

                                    Có TK 335 – Chi phí phải trả

Nếu số thực tế phát sinh nhỏ hơn số trích trước thì ghi giảm chi phí hoặc ghi tăng thu nhập khác, kế toán ghi:

                   Nợ TK 335 – Chi phí phải trả

                                    Có TK 627, 641,…

Hoặc                            Có TK 711- Thu nhập khác

  1. Sữa chữa lớn không có kế hoạch.

Đây là trường hợp mà doanh nghiệp không có kế hoạch trích trước thì doanh nghiệp sẽ phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn vào các đối tượng có liên quan:

Chi phí sửa chữa lớn thực tế phát sinh, lúc này kế toán sẽ ghi nhận

                        Nợ TK 2413 – Sửa chữa lớn TSCĐ

                                    Có TK 111, 112, 331,…

Khi công trình sửa chữa lớn hoàn thành, kết chuyển chi phí sửa chữa lớn để phân bổ dần, lúc này kế toán ghi nhận

                        Nợ TK 142, 242

                                    Có TK 2413- Sửa chữa lớn TSCĐ   

Phân bổ chi phí từng kỳ vào các đối tượng sử dụng có liên quan, lúc này kế toán ghi nhận:

                        Nợ TK 627, 641, 642

                                    Có TK 142, 242

  1. Sửa chữa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

Khi phát sinh chi phí sửa chứa lớn mang tính chất nâng cấp, cải tạo TSCĐ hữu hình sau ghi nhận ban đầu, lúc này kế toán ghi nhận:

                        Nợ TK 241- XDCB dở dang

                                    Có TK 111, 152, 331, 334…

Khi công việc sửa chữa lớn hoàn thành đưa TSCĐ vào sử dụng thì có thể xảy ra 2 trường hợp

Trường hợp 1: Những chi phí phát sinh không thoả mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, lúc này kế toán ghi nhận:

                       Nợ TK 627,641, 642 (Nếu chí phí sửa chữa nhỏ)

                       Nợ TK 142, 242 (Nếu chí phí sửa chữa lớn)

                                  Có TK 241 – XDCB dở dang

Trường hợp 2: Những chi phí phát sinh thoả mãn tiêu chuẩn ghi tăng nguyên giá TSCĐ hữu hình, lúc này kế toán ghi nhận:

                       Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình

                                  Có TK 241 – XDCB dở dang

Xem thêm: hiểu biết sơ bộ về tài khoản khấu hao tài sản cố định hữu hình