Sửa chữa tài sản cố định là việc các doanh nghiệp phải làm thường xuyên nhằm đảm bảo tài sản có thể phục vụ tốt cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu kiến thức cơ bản về kế toán sửa chữa tài sản cố định theo thông tư 200 & thông tư 133.
-
Kiến thức cơ bản về kế toán sửa chữa tài sản cố định
Sửa chữa tài sản cố định được hiểu là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại tài sản cố định để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Nâng cấp tài sản cố định: là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính khấu hao tài sản cố định
-
Cách hạch toán Kế toán sửa chữa tài sản cố định theo thông tư 200 & thông tư 133
Dưới đây là hướng dẫn cách hạch toán sửa chữa tài sản cố định theo các trường hợp thực tế phát sinh tại doanh nghiệp.
- Nếu sửa chữa có kế hoạch
Vì là hoạt động sửa chữa có kế hoạch nên hàng tháng doanh nghiệp sẽ phải trích một khoản chi phí để trả. Đó chính là chi phí sửa chữa lớn theo kế hoạch. Trường hợp này, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 627, 641,642
Có TK 335 : Số theo kế hoạch.
Khi tiến hành sửa chữa TSCĐ thì toàn bộ chi phí thực tế phát sinh kế toán ghi nhận như sau:
Nợ TK 2413 : Số thực tế phát sinh
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331.
Xem thêm: Top 5 lợi ích của việc chuyển đổi số trong quản lý doanh nghiệp 4.0
Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán quyết toán và số tiền theo kế hoach và số tiền thực tế phát sinh, từ đó có thể xảy ra 2 trường hợp mà được ghi nhận như sau:
Nếu số kế hoạch lớn hơn số thực tế
Nợ TK 335: Số kế hoạch
Có TK 2413 : Số thực tế phát sinh
Có TK 627, 641, 642
Nếu số kế hoạch nhỏ hơn số thực tế phát sinh
Nợ TK 335
Nợ TK 627,641,642
Có TK 2413
Nếu số thực tế bằng số kế hoạch
Nợ TK 335
Có TK 2413
- Việc sửa chữa ngoài kế hoạch
Khi tiến hành sửa chữa, kế toán phản ánh chi phí thực tế phát sinh và ghi nhận như sau:
Nợ TK 2413: Số thực tế
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331
Khi công việc sửa chữa hoàn thành kế toán kết chuyển để phân bổ dần và ghi nhận như sau:
Nợ TK 242,142
Có TK 2413 : Số thực tế.
Hàng tháng kế toán phân bổ dần 1 khoản chi phí sản xuất kinh doanh, và ghi nhận như sau:
Nợ TK 627, 641, 642
Có TK 242,142.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý tài sản cố định của BRAVO