Kế toán thuế, được đánh giá là một vị trí rất quen thuộc và rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Ngay từ khi doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh, cũng là lúc bắt buộc phải có kế toán thuế. Để hiểu hơn về tầm quan trọng của vị trí này chúng ta hãy cùng tìm hiểu trách nhiệm và quyền hạn của nó dưới bài viết này nhé.
1. Khái niệm Kế toán thuế
Kế toán thuế là vị trí phụ trách các vấn đề khai thuế trong doanh nghiệp. Đây là nghĩa vụ của các doanh nghiệp đối với Nhà nước. Còn Nhà nước chỉ quản lý nền kinh tế nhiều thành phần khi có kế toán thuế. Ngược lại, các doanh nghiệp có thể kinh doanh ổn định khi thực hiện kê khai thuế rõ ràng.
Bên cạnh việc đảm bảo các hoạt động doanh nghiệp ổn định, kế toán thuế còn phải thực hiện nghĩa vụ về thuế đầy đủ, minh bạch. Từ đó, giúp cải thiện quản lý nền kinh tế theo quy định của Nhà nước.
2. Kế toán thuế có trách nhiệm và quyền hạn gì?
Mỗi một bộ phận đều có trách nhiệm và quyền hạn khác nhau, kế toán thuế cũng vậy. Cụ thể:
2.1. Trách nhiệm
Vị trí kế toán thuế sẽ phải có trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến thuế cho doanh nghiệp. Cụ thể:
- Thu thập, tổng hợp và lưu trữ các loại hóa đơn, chứng từ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
- Thực hiện hạch toán các nghiệp vụ phát sinh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện tính và khai báo thuế theo đúng thời hạn.
- Hỗ trợ tư vấn các vấn đề liên quan đến thuế cho doanh nghiệp.
- Có trách nhiệm về các thông tin, con số kế toán thuế
- Có trách nhiệm tuân thủ các quy định pháp luật thuế
- Có trách nhiệm về các hành vi vi phạm pháp luật do mình gây ra
2.2. Quyền hạn của kế toán thuế trong doanh nghiệp
Một số quyền hạn của kế toán thuế phải kể như sau:
- Có quyền yêu cầu các bộ phận liên quan nộp đầy đủ thông tin, tài liệu liên quan để phục vụ công việc của kế toán thuế.
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp, hội thảo liên quan đến thuế
- Hỗ trợ tư vấn các vấn đề về thuế cho doanh nghiệp
- Được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
- Hưởng lương, thưởng, và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định của pháp luật
- Đảm bảo các quyền lợi hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, trách nhiệm và quyền hạn của kế toán thuế đều được quy định cụ thể trong Luật Kế Toán, Luật Quản lý thuế,... kế toán thuế cần nắm rõ quyền hạn của mình thông qua các bộ luật nêu trên. Thông tin trên cũng đã cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích. Doanh nghiệp hãy ứng dụng phần mềm kế toán để việc quản lý tài chính, thuế được chính xác, an toàn và hiệu quả hơn nhé.
>>> Xem thêm: Công việc và tố chất cần thiết của người làm kế toán thuế.