Kế toán doanh nghiệp là bộ phận không thể thiếu trong mô hình doanh nghiệp hiện nay. Sở dĩ nói vậy, bởi nó đóng vai trò vô cùng quan trọng với các doanh nghiệp. Tuy đây là bộ phận không trực tiếp tạo ra doanh thu, nhưng là bộ phận giúp đảm bảo tài chính cho các doanh nghiệp được rõ ràng, minh bạch và ổn định. Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về kế toán doanh nghiệp.
1. Khái niệm kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp hay còn có được gọi với cái tên gọi khác là kế toán tài chính. Đây là bộ phận quan trọng phụ trách các nhiệm vụ thu thập, tổng hợp, xử lý và báo cáo thông tin tài chính của doanh nghiệp. Nghiệp vụ của kế toán doanh nghiệp là cung cấp thông tin tài chính cho các bên liên quan. Ví dụ như: cổ đông, cơ quan thuế, người quản lý, ngân hàng và các đối tác kinh doanh.
2. Vai trò quan trọng của kế toán doanh nghiệp
Đảm nhận vai trò quan trọng trong việc giám sát và quản lý các hoạt động kinh doanh. Cụ thể:
- Kế toán doanh nghiệp giúp quản lý và phát triển các hoạt động tài chính theo hướng hợp pháp. Giúp doanh nghiệp thực hiện phân tích, đo lường, đánh giá. Và đưa ra các định hướng để tăng lợi nhuận trong kinh doanh.
- Thể hiện tình hình tài chính trực quan. Dựa vào đó, doanh nghiệp có thể đánh giá tình hình một cách tổng quan. Và đưa ra phương án giải quyết kịp thời hiệu quả.
- Nếu hoạt động kế toán doanh nghiệp được thực hiện nghiêm túc, các doanh nghiệp có thể hạn chế tối đa rủi ro. Cũng như thể hiện được tính minh bạch trong kinh doanh. Từ đó, doanh nghiệp có thể phát triển bền vững. Và dễ dàng đạt được những mục tiêu đã đề ra.
- Đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì uy tín đối với các đối tác kinh doanh. Nhờ vào các báo cáo tài chính minh bạch và rõ ràng. Khách hàng sẽ tin tưởng hơn vào khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ chính của kế toán doanh nghiệp
Hiện nay, hầu hết các kế toán doanh nghiệp đều phải thực hiện những nhiệm vụ chung như dưới đây:
- Tổng hợp và đánh giá tính hợp lệ của các loại giấy tờ, chứng từ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tài liệu này sẽ được sử dụng để làm cơ sở cho việc tính toán, đối chiếu, hạch toán. Và thực hiện ghi nhận các bút toán kế toán, cũng như công nợ của tổ chức.
- Thực hiện hạch toán, kiểm tra, in ấn, trình ký và sắp xếp các chứng từ một cách khoa học, cẩn thận theo nguyên tắc kế toán.
- Lập báo cáo tài chính theo yêu cầu của lãnh đạo để phục vụ cho quá trình ra quyết định cũng như lên kế hoạch. Nhiệm vụ này sẽ được kế toán thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo chủ doanh nghiệp có thể giám sát. Và theo dõi tình hình tài chính một cách đều đặn nhất.
- Kê khai và báo cáo thuế theo định kỳ để trình nộp lên cơ quan thuế theo đúng thời gian quy định.
Bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu rõ về khái niệm, vai trò và trách nhiệm của kế toán doanh nghiệp. Nhiệm vụ của kế toán doanh nghiệp tương đối phức tạp và đòi hỏi tính chuyên môn cao. Tuy nhiên, sự chuyển dịch phát triển của công nghệ, nhiều phần mềm quản lý tài chính - kế toán có thể hỗ trợ hết các nghiệp vụ kế toán chuyên nghiệp và rất hiệu quả.
>>> Xem thêm: Những lưu ý để lựa chọn được phần mềm kế toán doanh nghiệp phù hợp.