Tài sản cố định bị hao mòn theo thời gian do nhiều yếu tố khác nhau như hao mòn tự nhiên hoặc những tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Tuy nhiên đây là một quy luật tất yếu trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà chủ doanh nghiệp nào cũng phải chấp nhận và đưa vào bài toán chi phí. Và hao mòn lũy kế là một cách tính hao mòn của tài sản số định.
1. Khái niệm hao mòn lũy kế tài sản cố định
Hao mòn lũy kế được xác định trong hoạt động kế toán, thể hiện tổng cộng giá trị hao mòn của TSCĐ đến thời điểm báo cáo. Việc tính toán hao mòn sẽ được thực hiện trong hoạt động kiểm kê tài sản, xác định hao mòn lũy kế sẽ giúp phản ánh chính xác giá trị thực của tài sản trong điều kiện thị trường biến động.
2. Nguyên tắc xác định hao mòn lũy kế
Nguyên tắc chung mà ai cũng nắm được đó là tất cả các tài sản cố định có liên quan đến hoạt động SXKD cho dù là sử dụng hay chưa, hoặc đang chờ thanh lý thì đều phải trích khấu hao định kỳ theo quy định.
Hao mòn lũy kế là phương pháp phụ thuộc vào thời điểm tính toán, bởi vậy trong mỗi báo cáo giá trị hao mòn của tài sản cố định là khác nhau. Chỉ tiêu hao mòn lũy kế trong bảng cân đối kế toán là số dư có của tài khoản 214.
Thông qua giá trị hao mòn lũy kế doanh nghiệp sẽ xác định được giá trị thực tế của tài sản mà mình đang sở hữu. Nó có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng hoàn toàn có thể quy ra bằng giá trị tiền.
3. Một số quy định liên quan đến Hao mòn tài sản cố định
- Giá trị hao mòn của TSCĐ được thực hiện mỗi năm một lần vào tháng 12 trước khi khóa sổ kế toán.
- Có những tài sản không phải tính hao mòn bao gồm: TSCĐ đã tính đủ hao mòn nhưng vẫn còn sử dụng được; TSCĐ chưa tính đủ hao mòn nhưng đã hư hỏng và không tiếp tục sử dụng được nữa.
4. Cách tính hao mòn lũy kế tài sản cố định?
Tùy thuộc vào từng loại cụ thể sẽ có mức hao mòn nhanh hoặc chậm khác nhau, tuy nhiên bất kỳ tài sản cố định nào cũng đều phải có báo cáo cụ thể về mức hao mòn hàng năm. Và mức hao mòn được tính theo công thức sau:
Mức hao mòn hàng năm = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ tính hao mòn (% năm)
Lưu ý: Tỷ lệ hao mòn được Nhà nước quy định cụ thể cho từng loại TSCĐ.
Tổng số hao mòn của TSCĐ hàng năm được tính theo công thức:
Số hao mòn tính cho năm (N) = Số hao mòn đã tính của năm (N – 1) + Số hao mòn tăng năm (N) – Số hao mòn giảm năm (N)
Doanh nghiệp cần phải theo dõi và xác định chính xác về thời gian sử dụng thực tế. Để làm được như vậy, kế toán phải nắm rõ:
- Tài sản cố định được mua/thuê hoặc chuyển ngượng từ thời điểm nào?
- Thời gian sử dụng từ khi đó đến hiện tại có các hao mòn là bao nhiêu?
Mỗi loại TSCĐ được Nhà nước quy định cụ thể về khung thời gian sử dụng, và doanh nghiệp có quyền tự quyết thời gian sử dụng theo khung quy định đó. Nhưng nếu trong thời gian sử dụng doanh nghiệp muốn nâng cấp để nâng thời hạn sử dụng thì phải lập biên bản trình bày và được cơ quan quản lý trực tiếp xem xét, ký duyệt. Trường hợp thời gian sử dụng hoặc nguyên giá TSCĐ có thay đổi, doanh nghiệp phải xác định lại mức hao mòn trung bình năm. Công thức xác định mức hao mòn TB năm như sau:
Hao mòn TB năm của TSCĐ = Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ kế toán / Thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ
Xem thêm:
>>> Những quy định về khấu hao tài sản cố định
>>> Phần mềm quản lý tài sản của BRAVO