Kiến thức kế toán: công thức tính giá thành sản xuất

Kiến thức kế toán: công thức tính giá thành sản xuất

2558

Với công ty sản xuất, việc tính giá thành sản phẩm là công việc vô cùng quan trọng và cũng rất phức tạp đòi hỏi người làm cần nắm vững các kiến thức về giá thành sản phẩm . Giá thành sản xuất được xác định xuất phát từ chi phí sản xuất. Vậy, cụ thể công thức đó ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài sau: 

1. Những hiểu biết cơ bản về chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm.

Chi phí sản xuất của từng doanh nghiệp được tập hợp là không giống nhau, có thể được tập hợp theo: 
•    Từng sản phẩm, chi tiết sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng.
•    Từng phân xưởng, giai đoạn công nghệ sản xuất.
•    Toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, toàn doanh nghiệp.
Ngoài việc xác định đối tượng hay phạm vi tập hợp chi phí sản xuất thì các doanh nghiệp cần chú trọng xác định phương pháp tập hợp. Có một số phương pháp cơ bản sau: 
•    Phương pháp tập hợp trực tiếp: Đây là phương pháp mà các doanh nghiệp dùng để tập hợp chi phí liên quan trực tiếp đến đối tượng tập hợp chi phí đã xác định. 
Để thực hiện được phương pháp này thì kế toán phải tổ chức công tác hạch toán một cách cụ thể, tỷ mỉ từ khâu lập chứng từ ban đầu đến tổ chức hệ thống tài khoản, sổ sách… theo đúng các đối tượng tập hợp chi phí.
•    Phương pháp tập hợp và phân bổ gián tiếp: Căn cứ để sử dụng phương pháp này là các chi phí phát sinh liên quan đến nhiều đối tượng giá thành. Để xác định chi phí cho từng đối tượng cụ thể cần phải lựa chọn các tiêu chuẩn hợp lý và tiến hành phân bổ các chi phí đó. 

2. Công thức tính giá thành sản xuất

Bản chất của tính giá thành sản phẩm là việc tập hợp tất cả các chi phí phát sinh để sản xuất ra thành phẩm đó. Các chi phí phát sinh cần tổng hợp đó là: 
•    Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu chính, nửa thành phẩm mua ngoài, vật liệu phụ… sử dụng trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trực tiếp. Chi phí nguyên vật liệu thực tế trong kỳ được xác định:
Công thức xác định:
Chi phí NVL trực tiếp thực tế trong kỳ    =    Trị giá NVL trực tiếp còn lại đầu kỳ + Trị giá NVL trực tiếp xuất dùng trong kỳ - Trị giá NVL trực tiếp còn lại cuối kỳ - Trị giá phế liệu thu hồi (nếu có)
•    Chi phí nhân công trực tiếp: là khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm. Trường hợp các chi phí nhân công không tập hợp chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí thì cần phải có tiêu thức để phân bổ cho phù hợp. Thường các doanh nghiệp sẽ căn cứ vào chi phí tiền lương định mức, giờ công định mức, số lượng sản phẩm tạo ra hoặc tỷ lệ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp…
•    Chi phí sản xuất chung: Là các khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất, thường bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, dụng cụ, chi phí khấu hao, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác…

Như vậy, với các doanh nghiệp muốn hạ giá thành sản phẩm thì cần có các biện pháp để giảm các loại chi phí phát sinh trong kỳ liên quan đến việc sản xuất ra sản phẩm như đã thống kê ở trên. Và để công việc về tính giá thành diễn ra được thuận lợi bạn có thể "cầu cứu" đến phần mềm quản lý sản xuất