Các phương pháp tính giá thành sản xuất phổ biến hiện nay

Các phương pháp tính giá thành sản xuất phổ biến hiện nay

1874

Giá thành sản xuất là tiêu chí vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất. Nó là tiền đề để xác định được giá bán sản phẩm ra thị trường và xác định doanh thu, lợi nhuận sau này của doanh nghiệp. Việc xác định giá thành sản phẩm khá phức tạp và có nhiều các phương pháp khác nhau trong đó nhiều doanh nghiệp hiện nay nhờ sự trợ giúp của các phần mềm quản lý sản xuất, ngoài ra có những kiến thức sau bạn cần nắm vững. 

1.    Những kiến thức chung về giá thành sản phẩm

    Khái niệm về giá thành sản phẩm: Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động có liên quan đến toàn bộ khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành. 
Lưu ý rằng: giá thành sản phẩm ở đây chỉ được tính bao gồm chi phí liên quan đến quá trình sản xuất không bao gồm những chi phí phát sinh trong kì kinh doanh của doanh nghiệp
Vì vậy, kế toán cần nắm vững để không chủ quan tránh tình trạng không phản ánh đúng các yếu tố giá trị trong giá thành đều có thể dẫn tới việc phá vỡ các quan hệ hàng hóa ­- tiền tệ, không xác định được hiệu quả kinh doanh và không thực hiện được tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng.
    Các loại giá thành:                                
Có nhiều cách phân loại giá thành sản phẩm, nếu phân loại tính theo thời điểm tính và số liệu tính giá thành thì sẽ có các loại như sau: 
-    Giá thành kế hoạch.
-    Giá thành định mức.
-    Giá thành thực tế.
Nếu Phân loại theo phạm vi chi phí thì sẽ có các loại như sau: 
-    Giá thành sản xuất
-    Giá thành tiêu thụ

2.    Các phương pháp tính giá thành sản xuất

Ngoài những hiểu biết chung về giá thành sản xuất, bạn cần nắm vững 2 phương pháp cơ bản sau:
•    Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Với phương pháp chi phí trực tiếp thì chi phí sản xuất được tập hợp cho từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất (cũng là đối tượng tính giá thành). 
Còn xét với loại chi phí chỉ liên quan đến một đối tượng thì tập hợp trực tiếp vào sổ chi tiết của đối tượng đó, còn loại chi phí phát sinh có liên quan đến nhiều đối tượng thì kế toán dựa vào một tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ loại chi phí này cho từng đối tượng vào sổ chi tiết tương ứng. Kế toán lưu ý rằng, khi đến kỳ tính giá thành, cần dựa vào sổ tập hợp chi phí sản xuất và kết quả kiểm kê, xác định giá trị sản phẩm dở dang để tính giá thành sản phẩm hoàn thành.
Mỗi phương pháp sẽ có những trường hợp ứng dụng khác nhau. Với phương pháp này thì được sử dụng khá phổ biến trong các doanh nghiệp xây lắp hiện nay. Sỡ dĩ các doanh nghiệp xây lắp thường sử dụng phương pháp này bởi vì sản xuất xây lắp mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp chi phí thường phù hợp với đối tượng tính giá thành và do cách tính đơn giản, dễ thực hiện của phương pháp này.
•    Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Một trong những phương pháp phổ biến thứ 2 là sản xuất theo giá thành sản phẩm. Với phương pháp này thì đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Đặc điểm của phương pháp này là việc hạch toán chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. 
Có 2 loại chi phí cần quan tâm khi tính đó là
-    Chi phí trực tiếp (nguyên vật liệu, nhân công trực tiếp...) phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì được hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo các chứng từ gốc (hay bảng phân bổ chi phí).
-    Chi phí sản xuất chung, sau khi tập hợp xong sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu thức phù hợp.
Với phương pháp này thì kỳ tính giá thành không đồng nhất với kỳ báo cáo do việc tính giá thành chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí đã tập hợp theo đơn đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm theo đơn.

Có thể bạn quan tâm: Top 5 lợi ích của việc chuyển đổi số trong quản lý doanh nghiệp 4.0
Trên thực tế còn rất nhiều hình thức tính giá thành khác nữa, mỗi phương pháp có những đặc điểm đặc trưng và phù hợp với 1 số loại hình doanh nghiệp nhất định.