Trong một số trường hợp khi doanh nghiệp cần thanh lý tài sản nào đó thì đòi hỏi họ cần lập biên bản thanh lý tài sản. Biên bản này không được lập tự phát mà phải theo những quy chuẩn nhất định. Trong những kiến thức cơ bản về tài sản cố định bạn cần nắm vững thì đây là nghiệp vụ khá quan trọng. Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày cách lập cũng như mẫu biên bản thanh lý tài sản để bạn đọc tham khảo. T
1. Mẫu và cách lập biên bản thanh lý tài sản
Mẫu biên bản thanh lý tài sản là văn bản do doanh nghiệp viết lên để thanh lý tài sản cố định của đơn vị trong các trường hợp phá sản, kiểm kê, dư thừa… Trong biên bản thanh lý tài sản cố định này nêu rõ được giá trị của tài sản cố định, hao mòn tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định... Mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định năm 2017 này được ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016 của Bộ trưởng BTC và theo Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài Chính.
Dưới đây là mẫu biên bản thanh lý tài sản, các bạn có thể dựa vào mẫu này để lập các biên bản cho công ty mình:
2. Cách hạch toán nghiệp vụ thanh lý tài sản
Chi phí phát sinh trong quá trình thanh lý tài sản:
Nợ TK 811
Có TK 331
Có TK 153
Có TK 111
Thu tiền từ thanh lý tài sản:
Nợ TK 111
Có TK 711
Có TK 3331
Ghi giảm tài sản:
Nợ TK 214
Nợ TK 811
Có TK 211
Để thực hiện nghiệp vụ thanh lý tài sản thì kế toán dựa vào mẫu trên để lập biên bản thanh lý đồng thời hạch toán các nghiệp vụ liên quan vào các tài khoản tương ứng để theo dõi. Ngoài ra, việc sử dụng phần mềm quản lý tài sản cũng hỗ trợ mọi việc tốt hơn.