Mô tả công việc của kế toán tổng hợp tại công ty sản xuất

Mô tả công việc của kế toán tổng hợp tại công ty sản xuất

1710

Công việc của kế toán tổng hợp tại công ty sản xuất được đánh giá là khá phức tạp do các nghiệp vụ tại đây rất nhiều, do vậy muốn trở thành một kế toán giỏi bạn phải có những  tố chất cơ bản. Bên cạnh đó, để bạn làm tốt công việc của mình, chúng tôi sẽ mô tả kỹ công việc của một kế toán tổng hợp tại công ty sản xuất để bạn đọc dễ hình dung.

Nhiệm vụ và trách nhiệm của Kế toán sản xuất bao gồm

  1. Công tác kế toán
  • Theo dõi, phản ánh, hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tại Nhà máy (tồn kho, xuất, nhập trong kỳ). Phát sinh ngày nào cập nhật ngày đó.
  • Theo dõi hàng hoá, nguyên vật liệu mua về, công nợ với nhà cung cấp, chuyển số liệu về kế toán trưởng.
  • Tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán trên cơ sở có định mức nguyên liệu, vật tư, nhân công, khấu hao tài sản…
  • Mở sổ theo dõi TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Mở sổ theo dõi CCDC.
  • Theo dõi tình hình sử dụng vật tư, hàng hóa theo định mức và những qui định đã ban hành nhằm kịp thời phát hiện những bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sử dụng.
  • Tập hợp, lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán, bảo mật số liệu kế toán.
  • Chịu trách nhiệm sử dụng và khai thác hiệu quả phần mềm kế toán.

Có thể bạn quan tâm: Chi tiết quy trình đào tạo nhân viên mới cho doanh nghiệp lớn

  1. Công tác quản lý Kho
  • Tổ chức công tác sắp đặt kho, bảo quản, phân loại nguyên vật liệu hàng hóa theo tiêu chí: dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy.
  • Kiểm soát công tác nhập, xuất nguyên vật liệu hàng hóa.
  • Xây dựng quy trình quản lý Kho, đào tạo nhân viên kho theo quy trình.Thường xuyên giám sát, kiểm tra (đột xuất và định kỳ) thủ kho trong việc bảo quản – cấp phát vật tư – thành phẩm, lập biên bản đánh giá đạt – không đạt để làm cơ sở đánh giá nhân viên. Tần suất định kỳ 1 tuần/1 lần, đột xuất là tuỳ do quyết định của Trưởng phòng hoặc KTSX.
  • Kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất tồn kho thực tế của vật tư và thành phẩm so với sổ sách.
  • Kết hợp cùng phòng QLSX kiểm kê vật tư, sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất.
  • Chịu trách nhiệm về vệ sinh, an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống mưa bão, thiên tai trong kho.
  1. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các nhân viên dưới quyền.
  • Trực tiếp quản lý, điều hành các thủ kho.
  • Hướng dẫn, phân công công việc hàng ngày cho thủ kho và phụ kho. Đôn đốc, kiểm tra, giám sát, đào tạo nhân viên về chuyên môn nghiệp vụ và chấp hành nội quy công ty.
  • Đọc, xem xét các báo cáo của nhân viên.
  • Đánh giá nhân viên theo quy định.
  • Phối kết hợp với các phòng hữu quan giải quyết công việc.
  • Cung cấp số liệu tồn kho chính xác, kịp thời, đúng thời gian cho phòng KH – KD phục vụ công tác lập KHSX và cung ứng vật tư. Thời gian: Theo yêu cầu của phòng KH-KD.
  • Căn cứ vào “Lệnh sản xuất” của phòng Kế hoạch – Kinh doanh lập phiếu xuất vật tư để thủ kho và phụ kho xuất vật tư phục vụ sản xuất hàng ngày.
  • Chỉ đạo các kho giải quyết công việc nhanh chóng thuận lợi, đúng thủ tục phục vụ công tác sản xuất và kinh doanh.
  • Xem xét và ký xác nhận bảng lương của khối sản xuất.
  • Cung cấp kịp thời số liệu kế toán cho các bộ phận liên quan (thông qua đề nghị và sự đồng ý của trưởng phòng).

Dựa trên các nhiệm vụ trên, bạn có thể xây dựng bảng nhiệm vụ chi tiết hàng ngày, hàng tuần, quy trình và hướng dẫn làm việc. Bản mô tả công việc chuẩn cần trích dẫn, phụ thuộc vào bản chức năng nhiệm vụ của phòng ban liên quan. Phần mềm kế toán sẽ là công cụ hữu hiệu để hỗ trợ bạn hoàn thành tốt các công việc này.