Dưới đây là những mô tả chi tiết công việc của một kế toán sản xuất để những người muốn làm nghề xác định được công việc của mình. Một kế toán sản xuất thường có những phần công việc nhỏ liên quan tới:
1. Công tác kế toán:
- Theo dõi, phản ánh, hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời tất cả những yếu tố như: nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tại Nhà máy (tồn kho, xuất, nhập trong kỳ). Lưu ý rằng, với những số liệu này thì nghiệp vụ phát sinh ngày nào cập nhật ngày đó.
- Với mảng mua hàng, kế toán sản xuất cũng cần theo dõi các vấn đề như hàng hoá, nguyên vật liệu mua về, công nợ với nhà cung cấp… và phải chuyển số liệu về kế toán trưởng.
- Tính giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán trên cơ sở có định mức nguyên liệu, vật tư, nhân công, khấu hao tài sản … Đây là một công việc cơ bản và hết sức quan trọng của kế toán sản xuất.
- Mở sổ theo dõi TSCĐ và khấu hao TSCĐ. Mở sổ theo dõi CCDC.
- Kế toán sản xuất cần sát sao trong việc theo dõi tình hình sử dụng vật tư, hàng hóa theo định mức. Họ cũng chính là người góp phần để đưa ra và giám sát những qui định đã ban hành để biết những bất hợp lý, lãng phí trong quá trình sử dụng.
- Chịu trách nhiệm sử dụng và khai thác hiệu quả phần mềm kế toán, đây không chỉ là công việc của riêng họ mà của tất cả nhân sự khi dùng phần mềm kế toán nói riêng và phần mềm ERP nói chung.
2. Công tác quản lý Kho
Tại kho, công việc và nhiệm vụ của kế toán sản xuất cũng không hề đơn giản, cụ thể:
- Để thuận tiện cho việc quản lý kho, kế toán sản xuất cần phải sắp đặt, bảo quản, phân loại nguyên vật liệu hợp lý để dễ lấy, dễ tìm, dễ kiểm tra…
- Kiểm soát công tác nhập, xuất nguyên vật liệu hàng hóa.
- Quy trình làm việc là điều vô cùng cần thiết, nhiệm vụ ở đây là xây dựng quy trình quản lý Kho, đào tạo nhân viên kho theo quy trình.
- Khi đã có quy trình chuẩn cần thường xuyên giám sát, kiểm tra (cả trường hợp đột xuất và có kiểm tra định kỳ) thủ kho trong việc bảo quản – cấp phát vật tư – thành phẩm. Từ việc kiểm tra kế toán có thể lập biên bản đánh giá đạt – không đạt đây là một trong những căn cứ để đánh giá nhân viên.
- Kiểm kê định kỳ hoặc đột xuất tồn kho thực tế của vật tư và thành phẩm so với các số liệu theo sổ sách và có phương án điều chỉnh nếu không khớp.
- Kết hợp cùng phòng QLSX kiểm kê vật tư, sản phẩm dở dang trên dây chuyền sản xuất.
-
Phối kết hợp các phòng ban khác
- Với phòng KH – KD họ cần cung cấp số liệu tồn kho chính xác, kịp thời, đúng thời gian… Việc cung cấp này nhằm phục vụ công tác lập KHSX và cung ứng vật tư.
- Căn cứ vào “Lệnh sản xuất” của phòng Kế hoạch – Kinh doanh lập phiếu xuất vật tư để thủ kho và phụ kho xuất vật tư phục vụ sản xuất hàng ngày. Việc phối hợp tốt này giúp quá trình sản xuất diễn ra trơn tru.
- Với bộ phận kho, kế toán sản xuất sẽ phối hợp để giải quyết công việc nhanh chóng thuận lợi, đúng thủ tục phục vụ công tác sản xuất và kinh doanh.
- Xem xét và ký xác nhận bảng lương của khối sản xuất.
- Với tất cả các bộ phận còn lại, cung cấp các số liệu kịp thời chính xác.
Xem thêm: Hiểu biết chung về cách tính giá thành sản phẩm