Những bài viết trước chúng ta đã được tìm hiểu về phương pháp kê khai thường xuyên trong doanh nghiệp. Ở bài viết này chúng ta tìm hiểu về phương pháp cơ bản còn lại đó là phương pháp kê khai định kỳ.
-
Nội dung của phương pháp kê khai định kỳ
Phương pháp kê khai định kỳ là phương pháp mà:
- Doanh nghiệp không theo dõi, phản ánh thường xuyên, liên tục;
- Chỉ phản ánh hàng tồn đầu kỳ và cuối kỳ, không phản ánh hàng xuất trong kỳ.
Xem thêm: những hiểu biết về phương pháp kê khai thường xuyên
- Phương pháp kê khai định kỳ sẽ sử dụng các chứng từ như sau
Cơ sở của phương pháp kê khai định kỳ là kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính ra trị giá vật tư, hàng hoá đã xuất. Công thức cần phải ghi nhớ trong phương pháp này là:
Trị giá vật tư xuất kho = Trị giá vật tư tồn đầu kỳ + Tổng giá vật tư mua vào trong kỳ – Trị giá vật tư tồn cuối kỳ
Mọi biến động về vật tư không được theo dõi, phản ánh trên tài khoản 152, giá trị vật tư mua vào được phản ánh trên tài khoản “Mua hàng” là đặc trưng của phương pháp này. Những doanh nghiệp có nhiều chủng loại vật tư, giá trị thấp và được xuất thường xuyên sẽ ưu tiên lựa chọn sử dụng phương pháp này.
- Tài khoản sử dụng
Như đã phân tích ở trên, tài khoản 611 “Mua hàng được sử dụng chủ yếu trong phương pháp này, nó dùng để phản ánh giá thực tế của số vật liệu mua vào, xuất trong kỳ.
Kết cấu của tài khoản 611 như sau:
Bên Nợ của tài khoản 611
- Kết chuyển trị giá vật tư tồn đầu kỳ
- Trị giá vật tư nhập trong kỳ
Bên Có của tài khoản 611
- Kết chuyển trị giá vật tư tồn cuối kỳ
- Kết chuyển trị giá vật tư xuất trong kỳ
Đây là tài khoản không có số dư cuối kỳ và có 2 tài khoản cấp 2 đó là:
- Tài khoản 6111 “Mua nguyên vật liệu”
- Tài khoản 6112 “Mua hàng hoá”
- Phương pháp hạch toán
Dưới đây chúng tôi giới thiệu việc hạch toán một số nghiệp vụ cơ bản trong phương pháp này đó là:
Đầu kỳ, kết chuyển giá trị vật tư tồn đầu kỳ:
Nợ TK 611
Có TK 152
Có TK 151
Trong kỳ, phản ánh giá trị vật tư tăng:
Nợ TK 611
Nợ TK 133
Có TK 111, 112, 331…
Có TK 411, 128, 222
Có TK 711
Nếu được chiết khấu thương mại, giảm giá:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 133
Có TK 611
Nếu được hưởng chiết khấu thanh toán:
Nợ TK 111, 112, 331
Có TK 515
Cuối kỳ, căn cứ vào kết quả kiểm kê, xác định được giá trị tồn cuối kỳ và kết chuyển:
Nợ TK 151, 152
Có TK 611
Sau khi có đầy đủ các bút toán trên, kế toán tính ra được giá trị vật liệu xuất dùng trong kỳ và ghi:
Nợ TK 621, 627, 641, 642…
Nợ TK 128, 222
Có TK 611
Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất