Kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ là 2 phương pháp quản lý hàng tồn kho phổ biến hiện nay. Thường thì tùy vào tính chất của từng doanh nghiệp họ sẽ lựa chọn cho mình một phương pháp nhất định. Nếu doanh nghiệp bạn đang sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên thì những vấn đề sau bạn cần phải nắm vững.
-
Nội dung phương pháp kê khai thường xuyên
Phương pháp kê khai thường xuyên trong doanh nghiệp sẽ:
- Theo dõi thường xuyên, liên tục, có hệ thống;
- Phản ánh tình hình nhập, xuất, tồn của hàng tồn kho;
Công thức cần nắm vững trong phương pháp này đó là:
Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Trị giá hàng tồn kho nhập trong kỳ – Trị giá hàng tồn kho xuất trong kỳ
-
Chứng từ sử dụng trong phương pháp kê khai thường xuyên
Nếu doanh nghiệp bạn sử dụng phương pháp này thì cần lưu ý tới những chứng từ như: Biên bản kiểm kê vật tư, hàng hoá, Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho…
Phương pháp theo dõi thường xuyên, liên tục sự biến động nhập, xuất, tồn vật liệu trên sổ kế toán là việc hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai thường xuyên. Doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp này có thể tính được trị giá vật tư nhập, xuất, tồn tại bất kỳ thời điểm nào trên sổ tổng hợp. Trong phương pháp này, tài khoản nguyên vật liệu được phản ánh theo đúng nội dung tài khoản tài sản.
Phương pháp này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có giá trị nguyên vật liệu lớn.
Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất
-
Tài khoản sử dụng
Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” là tài khoản chính được sử dụng trong phương pháp này. Với tài khoản 152 thì nó được dùng theo dõi giá trị hiện có, biến động tăng giảm của các loại nguyên vật liệu theo giá thực tế.
Kết cấu TK 152 như sau:
Bên Nợ của tài khoản 152
- Giá thực tế của nguyên vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn liên doanh, được cấp hoặc nhập từ nguồn khác.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho
- Trị giá nguyên vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
Bên Có của tài khoản 152
- Giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho dùng cho sản xuất, xuất bán, thuê ngoài gia công chế biến hoặc góp vốn liên doanh.
- Trị giá NVL được giảm giá, CKTM hoặc trả lại người bán.
- Trị giá nguyên vật liệu thiếu hụt phát hiện khi kiểm kê.
Số Dư Nợ của tài khoản 152
Giá thực tế nguyên vật liệu tồn kho
Ngoài tài khoản 152 thì doanh nghiệp còn cần để ý đến tài khoản 151 Tài khoản 152 “Nguyên vật liệu” và một số tài khoản khác như: 111, 112, 133, 141, 331, 515…