Những kiến thức cơ bản cần lưu ý về kế toán tài sản cố định hữu hình

Những kiến thức cơ bản cần lưu ý về kế toán tài sản cố định hữu hình

648

Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, để nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường thì các doanh nghiệp cần phải có tiềm lực tài chính đủ mạnh. Và một trong những chỉ tiêu cần quan tâm khi đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, chính là tài sản cố định hữu hình.

  1. Một số kiến thức cơ bản về Tài sản cố định hữu hình:

Tài sản cố định hữu hình trong doanh nghiệp là những tài sản có hình thái vật chất, do doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định.

Một tài sản được ghi nhận là tài sản cố định thì phải đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau:

      + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;

      + Tài sản có thời gian sử dụng trên 1 năm và có giá trị từ 30.000.000 đồng trở lên;

      + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

Xem thêm: Hướng dẫn tính khấu hao tài sản cố định

  1. Những lưu ý đối với kế toán tài sản cố định hữu hình:

Đóng vai trò là một yếu tố quan trọng, mọi sự biến động về tài sản cố định hữu hình đều có những ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần lưu ý trong công tác kế toán đối với tài sản cố định hữu hình. Cụ thể như sau:

  • Kế toán TSCĐ phải theo dõi tình hình về số lượng và giá trị của TSCĐ trên sổ kế toán cũng như thực tế sử dụng, hiện trạng kỹ thuật của TSCĐ. Đồng thời cần tiến hành kiểm tra, giám sát công tác bảo quản, sử dụng TSCĐ ở từng bộ phận trong đơn vị.
  • Kế toán phải quản lý TSCĐ theo các chỉ tiêu: Nguyên giá, khấu hao lũy kế, giá trị còn lại của TSCĐ và giá trị thanh lý ước tính.
  • Tại phòng kế toán của đơn vị, kế toán sử dụng thẻ TSCĐ, sổ đăng ký thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng, giảm, hao mòn TSCĐ.
    * Căn cứ để ghi vào thẻ TSCĐ, sổ TSCĐ là các chứng từ về tăng, giảm, khấu hao TSCĐ và các chứng từ có liên quan trong hướng dẫn về chứng từ kế toán đó là:
    - Biên bản giao nhận TSCĐ
    - Biên bản thanh lý TSCĐ
    - Biên bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành
    - Biên bản đánh giá lại TSCĐ
    - Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ
    - Các tài liệu kỹ thuật có liên quan (hồ sơ TSCĐ).
  • Kế toán cần lưu ý chi phí nào thì ghi tăng nguyên giá, chi phí nào thì để phân bổ vào trong kỳ. Cụ thế, các chi phí sau khi ghi nhận ban đầu được ghi nhận là làm tăng nguyên giá nếu việc sửa chữa đó chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai khi sử dụng tài sản, như: chí phí cải tạo, nâng cấp, lắp đặt trang bị thêm các bộ phận của TSCĐ. Khi ghi tăng nguyên giá tài sản do nâng cấp thì phải đủ hồ sơ, lý luận để chứng minh đó là nâng cấp tài sản.
  • Khi tính khấu hao TSCĐ thì kế toán cần lưu ý:
    + TSCĐ đi thuê hoạt động do đơn vị cho thuê tính khấu hao.
    + Các đơn vị sản xuất theo thời vụ thì tính khấu hao cho cả năm và phân bổ số khấu hao đó cho các tháng, hoạt động thời vụ.
    + TSCĐ mới đưa vào sử dụng, nếu chưa xác định được nguyên giá thì phải ước tính số khấu hao để tính vào chi phí sản xuất. Khi nào xác định được nguyên giá thì sẽ điều chỉnh lại số khấu hao.

+ Chọn mức khấu hao phù hợp với công suất hoạt động và thời gian sử dụng của tài sản Nếu chọn khung thời gian ngắn hơn mức tối thiểu, cơ quan thuế có quyền loại trừ chi phí vượt. Nếu chọn khung khấu hao thời gian dài hơn mức tối đa, cơ quan thuế có thể loại trừ phần chi phí cho những năm sau số năm tối đa được trích khấu hao.

+ Không hạch toán vào giá vốn đối với phần khấu hao tương ứng không đạt công suất.

+ Kế toán nên chọn mức khấu hao giống nhau đối với cùng một loại tài sản mà có cùng một điều kiện sử dụng.

+ Đối với những tài sản đã ngừng sử dụng, không còn dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì không cần tính khấu hao.

+ Kế toán chỉ trích khấu hao khi tài sản ở trạng thái sẵn sàng sử dụng

+ Hạch toán chi phí khấu hao phải căn cứ vào bộ phận sử dụng, mục đích sử dụng tài sản để lựa chọn TK hạch toán phù hợp

  • Kế toán không được ghi tạm tăng TSCĐ trong trường hợp tài sản đầu tư, xây dựng đã đưa vào sử dụng, phát sinh doanh thu nhưng chưa có hồ sơ quyết toán.
  • Kế toán trích thiếu khấu hao năm nào thì điều chỉnh vào năm đó, không điều chỉnh vào năm hiện hành theo nguyên tắc đúng kỳ.
  • Khi bàn giao tài sản cố định thì phải có đầy đủ biên bản bàn giao có xác nhận của người giao và nhận tài sản để quản lý chặt chẽ việc sử dụng tài sản, tạo điều kiện cho việc xác nhận và quy trách nhiệm nếu phát sinh các vấn đề liên quan mất mát, hư hỏng.
  • Kế toán phân bổ chi phí sửa chữa lớn tài sản (TK 242) không được quá 3 năm.

Trên đây là những lưu ý đối với kế toán TSCĐ, hy vọng sẽ giúp ích các bạn đọc trong quá trình làm kế toán.

Xem thêm: Phần mềm quản lý tài sản