Những lưu ý khi làm thủ tục thanh lý tài sản cố định

Những lưu ý khi làm thủ tục thanh lý tài sản cố định

1330

Tài sản cố định là một trong những yếu tố trọng yếu đối với doanh nghiệp, có đóng góp to lớn vào hầu hết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy mà mọi biến động liên quan đến tài sản cố định đều phải được xem xét kỹ lưỡng và kiểm tra chặt chẽ trước khi thực hiện quá trình ghi nhận vào sổ sách kế toán, và hoạt động thanh lý tài sản cố định cũng không là ngoại lệ. Cùng bài viết đi tìm hiểu về những lưu ý cần quan tâm khi làm thủ tục thanh lý tài sản cố định.

  1. Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định trong doanh nghiệp là toàn bộ các tài sản mà có giá trị lớn (từ 30 triệu đồng trở lên) và có thời gian sử dụng lâu dài (từ 1 năm trở lên), được doanh nghiệp nắm giữ và sử dụng nhằm mục đích thu được các lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng các tài sản đó.

Chính vì đặc điểm như trên nên tài sản cố định là loại tài sản mà tham gia thường xuyên và có đóng góp lớn nhất đối với hầu hết các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Mẫu và cách lập biên bản thanh lý tài sản cố định

  1. Những lưu ý khi làm thủ tục thanh lý tài sản cố định:

Chính vì vai trò quan trọng hàng đầu đối với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên bất cứ biến động nào, dù làm tăng hay giảm tài sản cố định đều phải được đánh giá kỹ lưỡng và kiểm tra chặt chẽ trước khi ghi nhận vào sổ sách kế toán. Và hoạt động thanh lý tài sản cố định cũng không là ngoại lệ. Một số lưu ý cần quan tâm khi làm thủ tục thanh lý tài sản cố định gồm:

Đầu tiên là doanh nghiệp phải đánh giá chắc chắn về việc thanh lý tài sản cố định, nhằm mục đích đảm bảo việc thanh lý tài sản cố định là hợp lý. Bởi khi thanh lý cũng đồng nghĩa với việc là doanh nghiệp bị giảm bớt một tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh, thậm chí có khi doanh nghiệp phải mua mới một tài sản cố định khác, tốn thêm một khoản chi phí khác. Vì vậy mà doanh nghiệp phải đánh giá một cách chắc chắn về việc thanh lý tài sản cố định, để đảm bảo việc thanh lý là cần thiết và không gây ra sự lãng phí trong sử dụng tài sản cố định.

Một lưu ý nữa là, sau khi xác định chắc chắn là phải thanh lý tài sản cố định thì doanh nghiệp còn bắt buộc phải đi thực hiện thêm các thủ tục khác, nhằm đảm bảo hoạt động thanh lý TSCĐ là hợp pháp, hợp lệ cũng như đảm bảo được các lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp khi thanh lý TSCĐ. Cụ thể các thủ tục đó là: lập Hội đồng xác định giá TSCĐ, quyết định nhượng bán TSCĐ, thông báo công khai và tổ chức đấu giá, lập biên bản đánh giá lại TSCĐ, làm hợp đồng mua bán TSCĐ, biên bản giao nhận TSCĐ và lập hóa đơn.

Một lưu ý nữa liên quan đến giấy tờ thanh lý TSCĐ đó là các giấy tờ đó phải theo đúng các mẫu biểu được đính kèm theo thông tư, chế độ kế toán mà doanh nghiệp đang sử dụng.

Ngoài lưu ý về giấy tờ thì lưu ý liên quan đến vấn đề con người cũng không thể bỏ qua. Cụ thể là, liên quan đến hoạt động thanh lý TSCĐ thì bắt buộc phải có sự tham gia của các nhân sự chủ chốt như: giám đốc, kế toán trường, trưởng bộ phận quản lý trực tiếp TSCĐ, trưởng bộ phận hành chính. Có như vậy thì mới đảm bảo các quyết định liên quan đến hoạt động thanh lý TSCĐ là có hiệu lực và đủ căn cứ pháp lý, cũng như đảm bảo được tính chính xác và minh bạch.

Xem thêm: Phần mềm ERP của BRAVO