Mua hàng là một trong những hoạt động kinh tế cơ bản của mọi loại hình doanh nghiệp, do đó mà một trong những công việc cơ bản và thường xuyên của kế toán đi xác định giá trị hàng mua. Và bài viết sẽ đi trình bày về một số lưu ý mà kế toán cần nắm bắt để việc xác định và ghi nhận giá trị hàng mua của doanh nghiệp được chính xác và đúng đắn.
- Hàng mua trong doanh nghiệp là gì?
Hàng mua trong doanh nghiệp là toàn bộ các loại hàng hóa, tài sản mà được doanh nghiệp mua về nhằm mục đích phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Những lưu ý khi xác định giá trị hàng mua:
Ngay khi xác nhận được một cách chắc chắn là nhập kho hàng mua về thì kế toán phải đi thực hiện ngay việc xác định giá trị hàng mua để ghi nhận về sự tăng lên của hàng mua trong doanh nghiệp.
Và giá trị hàng mua của doanh nghiệp chính là tổng toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được hàng mua đó và để hàng mua vào trạng thái sẵn sàng được sử dụng. Trong chi phí được nói trên đó thì có bao gồm cả các khoản thuế không hoàn lại, do đó mà lưu ý đầu tiên khi đi xác định giá trị hàng mua của doanh nghiệp đó là kế toán phải xem hóa đơn nhận được là hóa đơn GTGT hay hóa đơn trực tiếp. Bởi nếu là hóa đơn trực tiếp thì thuế GTGT sẽ không được khấu trừ (không được hoàn lại), như vậy thì giá trị hàng mua sẽ bao gồm cả tiền thuế GTGT, còn nếu là hóa đơn GTGT thì giá trị hàng mua sẽ không có thuế GTGT, bởi thuế GTGT đã được hạch toán riêng.
Xem thêm: Những lưu ý trong quy trình mua hàng
Một lưu ý nữa là kế toán phải tập hợp đủ các loại chi phí đã phát sinh để đưa hàng mua đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, để đảm bảo số liệu hạch toán là phản ánh đủ toàn bộ giá trị của hàng mua về.
Và cần lưu ý là các khoản giảm giá, chiết khấu được hưởng là những khoản làm giảm số tiền mà doanh nghiệp phải bỏ ra khi mua hàng, do đó mà các khoản giảm trừ đó sẽ không tính vào giá trị của hàng mua.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa có kèm theo sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng để thay thế khi hỏng hóc thì các sản phẩm thay thế đó phải được hạch toán riêng theo giá trị hợp lý. Vì vậy mà giá trị nhập kho của hàng mua sẽ là không bao gồm giá trị của các sản phẩm, hàng hóa, phụ tùng thay thế đó.
Cuối cùng là, hàng mua về trong doanh nghiệp dù là hàng hóa hoặc nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ thì đều phải được ghi nhận theo nguyên tắc giá gốc.
Như vậy, bài viết đã trình bày về một số các lưu ý liên quan đến xác định giá trị hàng mua. Hi vọng đã cung cấp thêm những kiến thức tham khảo hữu ích giúp kế toán có thêm cơ sở đế xác định giá trị hàng mua của doanh nghiệp một cách chính xác và hợp lý nhất.
Xem thêm: Phần mềm quản lý mua hàng của BRAVO