Những lưu ý trong 7 bước tính giá thành

Những lưu ý trong 7 bước tính giá thành

805

Các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng muốn nâng cao sức cạnh tranh thì cần phải có chính sách giá hợp lý, có phương án giảm giá thành, đảm bảo gia tăng cả doanh thu và lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu đó thì các doanh nghiệp phải đặc biệt chú trọng đến khâu tính giá thành. Cùng bài viết tìm hiểu về những lưu ý trong 7 bước tính giá thành.

  1. Những kiến thức cơ bản về tính giá thành:

Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá liên quan đến khối lượng sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành.

Quy trình tính giá thành là quy trình tập hợp các chi phí phát sinh kể từ khi nguyên vật liệu bắt đầu được đưa vào sản xuất cho đến lúc thành phẩm tạo thành nhập kho và được ghi nhận một cách chính xác vào hệ thống kế toán.

>> Có thể bạn quan tâm: Công thức tính giá thành sản xuất

  1. Những lưu ý trong 7 bước tính giá thành:

Khi tính giá thành, bước đầu tiên là doanh nghiệp phải tập hợp các chi phí sản xuất ra sản phẩm, cụ thể là: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

  • Tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Kế toán nguyên vật liệu là người chịu trách nhiệm tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, cụ thể như sau:

+ Tiếp nhận số liệu từ kế toán kho

+ Kiểm tra, đối chiếu số liệu nhận được

+ Cập nhật số liệu vào hệ thống sổ sách và kết chuyển cho kế toán giá thành.

  • Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp:

Tập hợp chi phí nhân công trực tiếp lại do kế toán tiền lương là người làm hàng tháng, cụ thể như sau:

+ Lập bảng lương hàng tháng hoặc tiếp nhận bảng lương từ nhân viên tính lương của phòng nhân sự (tùy theo phân công công việc của mỗi doanh nghiệp),

+ Căn cứ vào bảng thanh toán lương hàng tháng đã được ký duyệt, cập nhật số liệu vào hệ thống sổ sách,

+ Kết chuyển số liệu cho kế toán giá thành.

  • Tập hợp chi phí sản xuất chung:

Kế toán thanh toán và kế toán tài sản là người tập hợp chi phí sản xuất chung:

– Kế toán thanh toán phản ánh các chi phí thực tế phát sinh đã được phê duyệt thanh toán, hạch toán và phân bổ các chi phí này theo đúng đối tượng vào hệ thống kế toán, sau đó kết chuyển số liệu cho kế toán giá thành.

– Kế toán tài sản tính chi phí khấu hao tài sản trong kỳ tham gia vào hoạt động sản xuất vào cuối mỗi kỳ kế toán, sau đó kết chuyển số liệu cho kế toán giá thành.

 

Bước thứ 2 là phân bổ chi phí dùng chung cho các sản phẩm thành những chi phí dùng riêng. Cho các loại sản phẩm bằng 1 tiêu thức hợp lý để tính ra được giá thành cho từng sản phẩm.

- Trường hợp 1: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau. Hoặc công ty làm theo đơn đặt hàng hoặc Công ty làm theo hợp đồng; Hoặc công ty làm theo công trình.

- Trường hợp 2: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau nhưng sản xuất 2 sản phẩm khác nhau nhưng những khoản chi phí dùng chung thì sẽ phân bổ cho những đối tượng tính giá thành theo 1 tiêu thức phù hợp.

Đối với những khoản chi phí dùng chung như: chi phí sản xuất chung TK 627, Chi phí nhân công trực tiếp TK 622 mà không tập hợp riêng được cho từng đối tượng tập hợp chi phí thì phân bổ cái dùng chung đó cho những đối tượng tập hợp chi phí riêng.

- Trường hợp 3: Đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau. Trường hợp này xảy ra khi Công ty sản xuất ra nhiều loại sản phẩm sử dụng cùng 1 loại nguyên vật liệu.

Bước 3: Sử dụng phương pháp trong quy trình tính giá thành.

Nếu đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là giống nhau. Thì tiếp tục theo Bước 4.

Nếu mà đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là khác nhau. Thì lúc này kế toán sử dụng một trong các phương pháp tính giá thành (Phương pháp giản đơn; Phương pháp hệ số; Phương pháp tỷ lệ…) để có cách tính giá thành cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.

Bước 4: Xác định sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản phẩm dở dang cuối kỳ của kỳ tính giá thành

Biết được số lượng sản phẩm hoàn thành và biết số lượng sản phẩm dở dang cũng như biết mức độ sản phẩm hoàn thành của sản phẩm dở dang. Bộ phận sản xuất sẽ báo cáo vấn đề này. Về sản phẩm dở dang thì kế toán nên đi kiểm kê thực tế.

Bước 5: Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo một trong các phương pháp phù hợp

Theo phương pháp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo phương pháp ước lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.

Bước 6: Tính trị giá trong quy trình tính giá thành sản phẩm hoàn thành

= Trị giá 154 dở dang đầu kỳ + Trị giá 154 phát sinh trong kỳ - Trị giá 154 dở dang cuối kỳ -Phế liệu thu hồi - Sản phẩm phụ – sản phẩm hỏng

Bước 7: Tính giá thành từng loại sản phẩm và lập bảng tính giá thành của từng loại sản phẩm mà đã hoàn thành trong kỳ

Hi vọng kiến thức về 7 bước trong quy trình tính giá thành mà bài viết đưa ra sẽ là một nguồn tham khảo hữu ích đối với doanh nghiệp.

Xem thêm: Phần mềm quản lý sản xuất của BRAVO