Khi doanh nghiệp quyết định thanh lý tài sản cố định vì lý do nào đó thì họ cần phải thực hiện quá trình này theo đúng những quy định của pháp luật. Dưới đây là những lưu ý mà doanh nghiệp cần tuân thủ ngoài kiến thức về mẫu và cách lập biên bản thanh lý tài sản cố định.
- Các bước thanh lý tài sản cố định cần tuân thủ
Bước 1: Đề nghị thanh lý tài sản
Doanh nghiệp căn cứ kết quả kiểm kê, quá trình theo dõi sử dụng tài sản, bộ phận quản lý tài sản lập tờ trình đề nghị thanh lý tài sản.
Bước 2: Lập hội đồng thanh lý, quyết định thanh lý tài sản
Hội đồng thanh lý tài sản phải do lãnh đạo công ty ra quyết định thành lập. Hội đồng này bao gồm các thành phần sau:
- Thủ trưởng đơn vị, hoặc chủ sở hữu: Chủ tịch Hội đồng
- Kế toán trưởng, kế toán theo dõi tài sản
- Trưởng bộ phận hoặc người sử dụng quản lý tài sản
- Cán bộ có hiểu biết về đặc điểm, tính năng kỹ thuật của tài sản
- Đại diện Công đoàn, Thanh tra nhân nhân (nếu cần)
Khi Hội đồng thanh lý tài sản được thành lập thì sẽ tiến hành họp để bàn và đưa ra một số quyết định như:
- Hủy hay bán tài sản;
- Đánh giá giá trị còn lại của tài sản;
- Đưa ra giá trần hoặc giá sàn của tài sản;
- Quyết định hình thức, thủ tục bán: Đấu giá, chọn giá…;
- Giao cho cá nhân trực tiếp thực hiện;
Bước 3: Tổ chức thực hiện:
- Tiến hành thực hiện các bước thanh lý như quyết định của Hội đồng thanh lý;
- Lập Hội đồng hủy tài sản (nếu tài sản mang hủy);
- Xuất hóa đơn bán thanh lý;
- Bộ phận kế toán căn cứ vào Biên bản hủy, hoặc hóa đơn xuất bán, để ghi giảm tài sản, ghi tăng thu nhập (nếu có), đồng thời ghi nhận chi phí thanh lý.
Có một lưu ý cho các nhân sự phụ trách công việc này như sau:
Những trường hợp tài sản khấu hao hết cũng vẫn phải có quyết định của Hội đồng thanh lý mới ghi giảm tài sản và khấu hao.
- Những thủ tục cần làm khi thanh lý tài sản cố định đã hết khấu hao
Đây là một trường hợp đặc biệt của việc thanh lý tài sản trong doanh nghiệp. Với trường hợp này, ta cần đến các thủ tục sau:
- Thành lập Hội đồng thanh lý TSCĐ.
- Biên bản họp hội đồng thanh lý TSCĐ.
- Quyết định Thanh lý TSCĐ.
- Biên bản kiêm kê tài sản cố định
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ
- Biên bản thanh lý TSCĐ
- Hợp đồng kinh tế bán TSCĐ được thanh lý.
- Hóa đơn bán TSCĐ
- Biên bản giao nhận TSCĐ
- Biên bản hủy tài sản cố định
- Thanh lý hợp đồng kinh tế bán TSCĐ.
Để quản lý tốt những vấn đề liên quan đến tài sản cố định các doanh nghiệp thường sử dụng phần mềm quản lý tài sản