Đối với kế toán thì việc hoạch toán các phát sinh liên quan đến tài sản cố định là một trong những phần việc quan trọng và cũng khá phức tạp. Ngoài sự hỗ trợ của các phần mềm kế toán thì việc hiểu rõ bản chất nghiệp vụ là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây hy vọng sẽ cung cấp cho bạn đọc những kiến thức hữu ích về vấn đề này.
1. Tìm hiểu khái niệm tài sản cố định là gì?
Tài sản cố định (TSCĐ) được hiểu là những tài sản được hình thành trong quá trình doanh nghiệp hoạt động kinh doanh và phát triển, chúng có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi trên 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh mang tính chất nhiều năm. Những tài sản này có giá trị lớn được chuyển dần sang giá trị sản phẩm, chi phí quản lý thông qua chi phí khấu hao. Chúng có thể ở trạng thái khác nhau như: chưa được sử dụng, đang được sử dụng, đã hết hạn sử dụng hay hiện tại không còn được sử dụng.
Thông tư 45/2013/TT-BTC tại điều 3 cũng đã quy định rõ về Tiêu chuẩn, điều kiện ghi nhận tài sản cố định, như sau:
- Doanh nghiệp sử dụng tài sản cho mục đích kinh doanh cũng như đảm bảo chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ tài sản cố định này.
- Thời gian tối thiểu sử dụng từ một năm trở lên;
- Nguyên giá ban đầu của tài sản được xác định dựa trên hóa đơn chứng từ có giá trị từ mức 30.000.000 đồng trở lên.
2. Quy trình hạch toán tài sản cố định
Việc nắm vững được quy trình hạch toán tài sản cố định là điều cực kỳ quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ của kế toán tài sản cố định trong doanh nghiệp. Cụ thể quy trình đó như sau:
Nội dung kế toán tài sản cố định
- Lập và thu thập các chứng từ ban đầu có liên quan đến TSCĐ.
- Tại nơi sử dụng, bảo quản tài sản: Việc theo dõi TSCĐ tại nơi sử dụng nhằm xác định trách nhiệm sử dụng và bảo quản, góp phần nâng cao trách nhiệm và hiệu quả sử dụng. Tại nơi sử dụng các phòng ban, phân xưởng sẽ sử dụng sổ “TSCĐ theo đơn vị sử dụng” để theo dõi trong phạm vi bộ phận quản lý.
- Tổ chức kế toán tài sản cố định chi tiết tại bộ phận kế toán: Bộ phận kế toán sử dụng “thẻ TSCĐ” và “Sổ TCSĐ” toàn doanh nghiệp để theo dõi tình hình tăng giảm, hao mòn TSCĐ.
Tăng giảm tài sản cố định
Doanh nghiệp sẽ có các nghiệp vụ như: mua mới, nhận góp vốn, điều chuyển từ đơn vị cấp trên, đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành hay do đánh giá lại TSCĐ thì sẽ phát sinh nghiệp vụ TSCĐ tăng. Lúc này, kế toán cần phản ánh trên các tài khoản:
- 211 Tài sản cố định hữu hình;
- 212 – Tài sản cố định thuê tài chính;
- 213 Tài sản cố định vô hình
Khấu hao tài sản cố định
Khấu hao TSCĐ là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó vào giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được sáng tạo ra. Đây là nghiệp vụ quan trọng và thường xuyên trong các doanh nghiệp nhằm thu hồi số vốn đã đầu tư mua sắm để sử dụng nên được hiểu như một lượng giá trị hữu dụng được phân phối cho SXKD trong suốt thời gian sử dụng hữu ích. Các phần mềm kế toán hiện này hỗ trợ rất nhiều doanh nghiệp quản lý nghiệp vụ này.
Sửa chữa tài sản cố định
Bất cứ tài sản cố định nào trong quá trình sử dụng cũng cần phải sửa chữa. TSCĐ bị hao mòn và hư hỏng từng bộ phận do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do tính chất, mức độ hao mòn và hư hỏng của TSCĐ rất khác nhau nên tính chất và quy mô của việc sửa chữa này được phân chia thành 2 loại chính như sau:
- Sửa chữa thường xuyên, bảo dưỡng
- Khi phát sinh chi phí sửa chữa lớn
Như vậy có thể thấy các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản cố định trong doanh nghiệp khá nhiều. Do đó, các doanh nghiệp ngoài việc trang bị đầy đủ kiến thức cho nhân viên thì việc lựa chọn một phần mềm quản lý tài sản để hỗ trợ là điều vô cùng cần thiết.
>>> Xem thêm: Công việc và tố chất cần thiết của người làm kế toán thuế.