Tìm hiểu sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp

Tìm hiểu sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp

4697

Trong doanh nghiệp, hoạt động bán hàng là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận. Vì thế, công việc của kế toán thuộc bộ phận này nhất là phần việc liên quan đến doanh thu cũng được chú trọng và kiểm soát chặt chẽ. Chúng ta sẽ cùng Tìm hiểu sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp.

  1. Sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp

Dưới đây là sơ đồ tài khoản 511 – Tài khoản Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

2. Những tài khoản chính liên quan đến sơ đồ kế toán tổng hợp doanh thu bán hàng trong doanh nghiệp

  • Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Đây là tài khoản được dùng để phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán của hoạt động SXKD từ các giao dịch và các nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Xem thêm: Vai trò của phần mềm kế toán bán hàng

Kết cấu của tài khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ như sau:

  • Số phát sinh tăng: Ghi bên Có
  • Số phát sinh giảm: Ghi bên Nợ
  • Không có số dư cuối kỳ

Chúng ta có thể tóm tắt bằng bảng sau để dễ ghi nhớ.

Tài khoản 511 có đến 6 tài khoản cấp 2 mà doanh nghiệp có thể sử dụng, bao gồm:

  • TK5111 “ Doanh thu bán hàng hoá ”
  • TK5112 “ Doanh thu bán thành phẩm ”
  • TK5113 “ Doanh thu cung cấp dịch vụ ”
  • TK5114 “ Doanh thu trợ cấp, trợ giá ” ( Thông tư 200)
  •  TK 5117 “ Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư” ( Thông tư 200)
  • TK 5118 “ Doanh thu khác”
  • Tài khoản 521: Các khoản giảm trừ doanh thu

Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý bán hàng của BRAVO

Đây là tài khoản dùng để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trừ cho người mua hàng được tính giảm trừ vào doanh thu hoạt động kinh doanh. Ví dụ như: chiết khấu thương mại, giá trị hàng bán bị trả lại, và các khoản giảm giá hàng bán cho người mua trong kỳ.

Kết cấu của tài khoản giảm trừ doanh thu như sau:

  • Số phát sinh tăng: Ghi bên Có
  • Số phát sinh giảm: Ghi bên Nợ
  • Không có số dư cuối kỳ
  • Có số phát sinh giảm bên Nợ, phát sinh tăng bên Có; không số dư cuối kỳ.

Chúng ta có thể tóm tắt bằng bảng sau để dễ ghi nhớ.

Với tài khoản 521, doanh nghiệp có thể sử dụng 3 tài khoản cấp 2 bao gồm:

  • TK5211 “ Chiết khấu thương mại ”
  • TK5212 “ Hàng bán bị trả lại ”
  • TK5213 “ Giảm giá hàng bán ”

Xem thêm: Tối ưu quy trình quản lý khách hàng cho doanh nghiệp