Tìm hiểu về các loại chứng từ kế toán trong doanh nghiệp

Tìm hiểu về các loại chứng từ kế toán trong doanh nghiệp

210

Chứng từ kế toán là một cụm từ khá quen thuộc và phổ biến. Tuy nhiên trên thực tế có vô số loại chứng từ kế toán, có thể mỗi trường hợp, mỗi tình huống kế toán viên sẽ gặp phải một loại khác nhau. Bài viết sau đây, chúng tôi sẽ thống kê tới bạn đọc tất cả các loại chứng từ kế toán hiện hành được dùng trong doanh nghiệp.

1. Hiểu về khái niệm chứng từ kế toán

Theo định nghĩa mới nhất trong Luật kế toán năm 2015, Chứng từ kế toán được thể hiện dưới hình thức là những giấy tờ hoặc vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, đây là cơ sở quan trọng làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán được xem là một loại tài liệu kế toán quan trọng trong doanh nghiệp.

Kế toán thường bắt gặp một số loại chứng từ thông dụng như: Bảng chấm công; Phiếu nhập, xuất kho; Phiếu thu, phiếu chi; Biên lai thu tiền; Giấy đề nghị thanh toán; Biên bản giao nhận tài sản cố định; Biên bản đánh giá lại tài sản cố định; Hóa đơn GTGT; Hóa đơn bán hàng…

2. Phân loại chứng từ kế toán

Thực tế các loại chứng từ kế toán và được phân theo từng tiêu chí khác nhau tạo sự thuận tiện cho việc xử lý, theo dõi và kiểm tra của doanh nghiệp cũng như các cơ quan kiểm toán, thanh tra.

2.1. Phân loại theo công dụng của chứng từ

Căn cứ theo công dụng và mục tiêu ban hành, chứng từ kế toán được phân chia làm 4 loại cơ bản: Chứng từ mệnh lệnh, Chứng từ chấp hành; Chứng từ thủ tục; Chứng từ liên hợp.

2.2. Phân loại theo trình tự lập chứng từ

Căn cứ theo trình tự lập, chứng từ kế toán được chia làm 2 loại:

– Chứng từ ban đầu hay còn gọi là chứng từ gốc: Những chứng từ được lập trực tiếp vào thời điểm khi nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc vừa hoàn thành.

– Chứng từ tổng hợp: những chứng từ này được lập lại dưới hình thức tổng hợp số liệu của các nghiệp vụ kinh tế cùng loại.

2.3. Phân loại theo phương thức lập chứng từ

Căn cứ theo phương thức lập, chứng từ kế toán được chia làm 2 loại:

– Chứng từ kế toán một lần: là những chứng từ chỉ được tiến hành ghi chép 1 lần với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh, và thực hiện ghi sổ kế toán luôn ngay sau đó.

– Chứng từ kế toán nhiều lần: Là những chứng từ được ghi chép nhiều lần cho nghiệp vụ kinh tế tiếp diễn nhiều lần. Sau nhiều lần ghi, số liệu cộng dồn đạt tới một giới hạn cho phép nào đó thì mới được thực hiện ghi sổ kế toán.

2.4. Phân loại theo nội dung các nghiệp vụ kinh tế phản ánh trong chứng từ

Căn cứ theo nội dung các nghiệp vụ kinh tế phản ảnh, chứng từ kế toán được chi làm 5 loại cơ bản sau: Chứng từ chỉ tiêu lao động và tiền lương; Chứng từ chỉ tiêu hàng tồn kho; Chứng từ chỉ tiêu bán hàng; Chứng từ chỉ tiêu tiền tệ; Chứng từ chỉ tiêu tài sản cố định.

2.5. Phân loại theo định dạng thể hiện của chứng từ

Căn cứ theo định dạng thể hiện, chứng từ kế toán được chia thành 2 loại:

  • Chứng từ bình thường: là những chứng từ được thể hiện dưới các định dạng giấy truyền thống.
  • Chứng từ điện tử: Là chứng từ được thể hiện dưới dạng dữ liệu điện tử, được mã hoá mà không bị thay đổi trong quá trình truyền nhận. Định dạng này sử dụng và lưu trữ thông qua các thiết bị mang tin như máy tính, thiết bị di động cầm tay, bảng từ, đĩa từ, các loại thẻ thanh toán…

Trên đây là toàn bộ các loại chứng từ kế toán được phân loại cụ thể theo từng tiêu chí. Cán bộ phụ trách cần nắm rõ và lựa chọn cho mình 1 hình thức phân loại phù hợp với đặc trưng về chứng từ của doanh nghiệp mình.

Xem thêm:

>>> Trình tự xử lý chứng từ kế toán chuẩn trong doanh nghiệp 

>>> Đặc điểm và cách sử dụng của Top 05 phần mềm kế toán phổ biến