Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu đòi hỏi độ chính xác cao. Vì vậy bắt buộc các doanh nghiệp phải tổ chức để hạch toán và xác định đúng đắn chỉ tiêu này. Có nhiều phương pháp tính giá thành để các doanh nghiệp lựa chọn, một trong số đó là phương pháp định mức. Cùng bài viết đi tìm hiểu rõ hơn về phương pháp này.
- Giá thành sản phẩm là gì?
Giá thành sản phẩm là một chỉ tiêu kinh tế, phản ánh toàn bộ chi phí về lao động sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp phải bỏ ra để hoàn thành một lượng sản phẩm nhất định.
- Tính giá thành sản phẩm theo phương pháp định mức:
Để tạo điều kiện thuận lợi và phù hợp với đặc điểm cũng như thực tế sản xuất của từng doanh nghiệp thì Bộ tài chính đã ban hành thông tư 200, quy định chi tiết có 4 phương pháp tính giá thành để các doanh nghiệp chủ động lựa chọn. Và bài viết sẽ đi trình bày về phương pháp tính giá thành theo định mức.
Xem thêm: Những kiến thức cơ bản về kế toán giá thành sản xuất
Phương pháp định mức là phương pháp tính giá thành được áp dụng trong các doanh nghiệp đã có quy trình sản xuất ổn định, đã xây dựng được định mức cụ thể và các kế toán có trình độ chuyên môn vững vàng.
Để tính giá thành sản phẩm theo phương pháp này thì bắt buộc doanh nghiệp phải xây dựng được định mức kinh tế kỹ thuật một cách chính xác và đưa ra được dự toán về mức chi phí sản xuất. Bởi hai yếu tố trên sẽ là căn cứ để doanh nghiệp tính toán và xác định được giá thành định mức của sản phẩm.
Sau khi xác định được giá thành định mức của sản phẩm thì doanh nghiệp còn cần phải đi xác định các chênh lệch phát sinh do thay đổi định mức và chênh lệch phát sinh ngoài định mức.
Cụ thể, công thức tính giá thành theo phương pháp định mức như sau:
Giá thành thực tế của sản phẩm |
= |
Giá thành định mức của sản phẩm |
± |
Chênh lệch do thay đổi định mức |
± |
Chênh lệch phát sinh ngoài định mức |
Các chênh lệch phát sinh, cụ thể là:
+ Chênh lệch do thay đổi định mức: chênh lệch có thể do doanh nghiệp cải tiến máy móc, trang thiết bị hoặc trình độ tay nghề của người lao động được cải thiện hoặc cũng có thể là do cải thiện được công tác quản lý sản xuất, dẫn đến tiết kiệm được chi phí sản xuất.
+ Còn chênh lệch phát sinh ngoài định mức nghĩa là trong quá trình sản xuất thực tế của doanh nghiệp, do sử dụng tiết kiệm hoặc lãng phí các yếu tố sản xuất dẫn đến chi phí thực tế phát sinh có sự chênh lệch so với định mức đã đặt ra.
Và dù là từ nguyên nhân gì thì một khi phát sinh chênh lệch thì doanh nghiệp cần phải tìm hiểu được nguyên nhân dẫn đến chênh lệch và cách xử lý để giá thành sản phẩm được xác định ra là đúng đắn.
Có thể bạn quan tâm: Phần mềm quản lý sản xuất của BRAVO