Tỷ giá hối đoái là gì? Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái?

Tỷ giá hối đoái là gì? Các trường hợp phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái?

1433

Tỷ giá hối đoái là một khái niệm khá quen thuộc nhưng cũng không hề đơn giản. Đây cũng là một trong những kiến thức khó với những người làm kế toán. Cùng bài viết sau tìm hiểu về tỷ giá hối đoái là gì và cách tính tỷ giá hối đoái trong các trường hợp phát sinh chênh lệch.

1. Tỷ giá hối đoái là gì?

Tỷ giá hối đoái (còn được gọi là tỷ giá trao đổi ngoại tệ) giữa hai tiền tệ là tỷ giá mà tại đó một đồng tiền này sẽ được trao đổi cho một đồng tiền khác. Tỷ giá hối đoái cũng được coi là giá cả đồng tiền của một quốc gia được biểu hiện bởi một tiền tệ khác.

Việc quản lý hoạt động ngoại hối cũng được Nhà nước quy định rõ ràng tại khoản 14 Điều 2 Nghị định 102/2022/NĐ-CP, cụ thể như sau:

a) Quản lý hoạt động ngoại hối trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam; hoạt động kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối; hoạt động ngoại hối khu vực biên giới theo quy định của pháp luật;

b) Quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước theo quy định của pháp luật; mua bán ngoại hối trên thị trường trong nước vì mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia; mua, bán ngoại hối với ngân sách nhà nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn khác; mua, bán ngoại hối trên thị trường quốc tế và thực hiện giao dịch ngoại hối khác theo quy định của pháp luật;

c) Công bố tỷ giá hối đoái; quyết định chế độ tỷ giá hối đoái, cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái;

d) Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật;

đ) Quản lý ngoại hối đối với hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài theo quy định của pháp luật…”

Xem thêm: Phần mềm kế toán phổ biến nhất hiện nay.

2. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong trường hợp nào?

Về quy định chung về tỷ giá hối đoái và chênh lệch tỷ giá hối đoái được nêu rõ tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 69 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Theo đó, chênh lệch tỷ giá hối đoái là chênh lệch phát sinh từ việc trao đổi thực tế hoặc quy đổi cùng một số lượng ngoại tệ sang đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá hối đoái khác nhau.

Như vậy, trên thực tế, chênh lệch tỷ giá hối đoái chủ yếu phát sinh trong các trường hợp như sau:

  • Thực tế mua bán, trao đổi, thanh toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ trong kỳ;
  • Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính;
  • Chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về tỷ giá hối đoái và những trường hợp chênh lệch tỷ giá hối đoái trong doanh nghiệp. Để có thể hạch toán tốt được những vấn đề liên quan thì mỗi nhân sự chuyên trách còn cần phải nắm thêm nhiều kiến thức chuyên sâu khác Tại đây.