Hướng dẫn hạch toán mua bán ngoại tệ tại ngân hàng đầy đủ nhất

Hướng dẫn hạch toán mua bán ngoại tệ tại ngân hàng đầy đủ nhất

2120

Trong thời kỳ hội nhập kinh tế, toàn cầu hóa là xu hướng chung mà các doanh nghiệp hướng tới. Khi đó các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ ngày càng phát sinh nhiều. Vậy nên doanh nghiệp cần phải nắm rõ các quy tắc về hạch toán mua bán ngoại tệ tại ngân hàng để chủ động xử lý các nghiệp vụ phát sinh.

1. Khái niệm ngoại tệ

Khái niệm về đồng ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành tại quy định tại Điều 2 Thông tư 07/2012/TT-NHNN. Theo đó, ngoại tệ là đồng tiền của quốc gia, vùng lãnh thổ khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực.

Quy định về tỷ giá quy đổi trạng thái của đồng Việt Nam và các đồng ngoại tệ như sau:

  • Tỷ giá của đồng Việt Nam và đô la Mỹ chi phối bởi Ngân hàng nhà nước là tỷ giá bình quân liên ngân hàng công bố vào ngày báo cáo.

  • Tỷ giá của đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác chi phối bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tỷ giá bán giao ngay chuyển khoản vào cuối ngày báo cáo.

2. Nguyên tắc kế toán về chênh lệch tỷ giá

Xác định chênh lệch tỷ giá là một bài toán bắt buộc khi có các nghiệp vụ liên quan đến ngoại tệ. Khi đó kế toán doanh nghiệp cần phải thực hiện theo 4 nguyên tắc dưới đây:

  • Doanh nghiệp phải theo dõi chi tiết các giá trị trên sổ kế toán thông qua tất cả các tài khoản phát sinh như tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, khoản nợ phải thu…

  • Doanh thu hoạt động tài chính hoặc chi phí tài chính (nếu lỗ) tại thời điểm phát sinh phải được phản ánh qua khoản chênh lệch tỷ giá.

  • Các khoản mục tiền tệ có nguồn gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch thực tế doanh nghiệp cần phải đánh giá lại tại thời điểm lập BCTC.

  • Đối với giá trị tài sản dở dang doanh nghiệp không được vốn hóa các khoản chênh lệch ngoại lệ vào.

3. Hướng dẫn hạch toán mua bán ngoại tệ

a. Phát sinh nghiệp vụ công nợ bằng ngoại tệ

- Khi bán hàng hóa, dịch vụ chưa thu tiền khách hàng, kế toán ghi:

Nợ TK 131

Có TK 511

Có TK 3331

- Khi mua hàng hóa, dịch vụ chưa thanh toán tiền cho nhà cung cấp, kế toán ghi:

Nợ TK 152, 153, 156...

Nợ TK 133

Có TK 331

b. Phát sinh nghiệp vụ Thu ngoại tệ

- Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122)

Có TK 511, 515, 711

Có TK 3331 (nếu có)

- Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122) Nợ TK 635 Lỗ tỷ giá hối đoái

Có TK 131, 136, 138 Theo tỷ giá ghi sổ kế toán

Có TK 515 Lãi tỷ giá hối đoái

- Khi vay hoặc nhận nợ nội bộ... bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK 111 (1112), 112 (1122)

Có các TK 341, 336...

>>> Xem thêm: Trải nghiệm những tính năng ưu việt của phần mềm kế toán tùy chỉnh.

c. Phát sinh nghiệp vụ Chi ngoại tệ

- Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ thanh toán bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK 15x, 21x, 241, 62x, 64x Theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch

Nợ TK 635 Lỗ tỷ giá hối đoái

Có TK 111 (1112), 112 (1122) Theo tỷ giá ghi sổ kế toán

Có TK 515 Lãi tỷ giá hối đoái

- Khi ứng trước tiền cho người bán bằng ngoại tệ để mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ…, kế toán ghi:

Nợ TK 331 Theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày ứng trước

Nợ TK 635 Lỗ tỷ giá hối đoái

Có TK 111 (1112), 112 (1122) Theo tỷ giá ghi sổ kế toán

Có TK 515 Lãi tỷ giá hối đoái

- Khi thanh toán nợ phải trả bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK 331, 336, 341... Theo tỷ giá ghi sổ kế toán

Nợ TK 635 Lỗ tỷ giá hối đoái

Có TK 111 (1112), 112 (1122) Theo tỷ giá ghi sổ kế toán

Có TK 515 Lãi tỷ giá hối đoái

- Khi cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ, kế toán ghi:

Nợ TK 121, 128, 221, 222, 228 Theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày giao dịch

Nợ TK 635 Lỗ tỷ giá hối đoái

Có TK 111 (1112), 112 (1122) Theo tỷ giá ghi sổ kế toán

Có TK 515 Lãi tỷ giá hối đoái

>>> Xem thêm: Cách hạch toán kế toán mua hàng hóa trả góp.

​​​​​​​